quốc trên các nước hội viên (Anh tại Mã Lai Á, Singapore, Mỹ tại Phi-líp-
pin, Thái) chỉ có tính cách tạm thời và không mang ý đồ sử dụng để khuynh
đảo trực tiếp hoặc gián tiếp nền độc lập và tự do của các quốc gia trong
vùng hoặc làm tổn thương đến trình tự phát triển của các quốc gia ấy.
Hiệp Hội Các Quốc Gia ĐNA khi thành lập đã tiếp nhận những phản ứng
tiêu cực, hoài nghi của các nước ĐNA còn lại cũng như nhiều nước lớn trên
thế giới; vì ai cũng thấy rõ ĐNA đã từng có hiệp hội này, liên minh nọ,
nhưng thảy đều đi đến tê liệt hoặc tan vỡ. Riêng đối với Trung Cộng, Hiệp
Hội được coi như là một mũi giáo đâm vào cạnh sườn Hoa lục. Bắc Kinh
đã mở hẳn một chiến dịch phỉ báng Hiệp Hội và nhất là phỉ báng “Tập đoàn
quân nhân phát xít Suharto”, những phần tử Bắc Kinh cho là đang lái Hiệp
Hội vào con đường vũ trang chống Trung Cộng theo lệnh của Mỹ. Thật ra,
đối với Bắc Kinh, bất kỳ một sự kết khối nào của ĐNA cũng chỉ có hại hơn
là có lợi cho Hoa lục, nên sự chống đối một cách quá đáng ngay từ lúc đầu
cũng không phải là điều khó hiểu.
Mặc dầu từng gặp sóng gió trong vụ tranh chấp Sabah giữa Phi-líp-pin và
Mã Lai Á, nhưng Hiệp Hội Các Quốc Gia ĐNA cũng vẫn còn tồn tại đến
ngày nay. Hoạt động đáng kể nhất của Hiệp hội là cuộc vận động trung lập
hóa Đông Nam Á, khởi đầu từ nghị quyết do Đại hội Kuala Lumpur 1971
đề ra
. Nghị quyết Kuala Lumpur đã hình thành do dự thảo thỏa hiệp
được coi là quá lý tưởng vào lúc ấy của Mã Lai Á. Dự thảo thoả hiệp được
đặt vào hai cấp: cấp các quốc gia địa phương, và cấp các đại cường bên
ngoài. Tại cấp các quốc gia địa phương, cần thể hiện sáu điểm thảo thuận
sau:
- Tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không tham gia
các hoạt động đe dọa trực tiếp nền an ninh của nước khác.
- Không để các cường quốc bên ngoài can thiệp vào việc nội bộ trong vùng.
- Không để ĐNA trở thành sân khấu tranh giành giữa các cường quốc.
- Phải nghiên cứu đường lối và phương tiện để tự phòng vệ các nước trong
vùng.
- Phải có quan điểm, lập trường chung đối với các vấn đề sinh tử về an ninh