Chung quy, Hiệp Hội Các Quốc Gia ĐNA chưa thực sự gột bỏ được chất
liệu tư bản đã cấu tạo nên nó; cũng như Mặt Trận Nhân Dân Đông Dương
được thai nghén và khôn lớn từ sau mưu đồ bành trướng của cộng sản mà
ra! ĐNA nếu có được tổ hợp thực sự cũng sẽ không thể kết hợp dưới hình
thức kéo bè kết nhóm trong môi trường phân hóa quốc tế do các đế quốc
gây ra.
[còn tiếp]
Ghi Chú:
Xin xem mục Tổ Chức Liên Phòng Đông Nam Á, chương 14.
Hội Nghị Á Châu Thái Bình Dương (Asia and Pacific Council) đã được
thành lập vào tháng 6 năm 1966 tại Hán Thành với chín nước hội viên:
Nhật Bản, Đại Hàn, Trung Hoa Quốc Gia (Đài Loan), Phi-líp-pin, Mã Lai
Á, Úc, Tân Tây Lan và VNCH. Mục tiêu bên trong của tổ chức này là quy
tụ các quốc gia thuộc khối Mỹ trong vùng để chặn ảnh hưởng và sức bành
trướng của Trung Cộng. 1955 là năm Hoa Lục đang đẩy mạnh nỗ lực cách
mạng văn hoá và chiến tranh Việt Nam đang bùng lên lớn hơn.
Khi Mỹ đổi chính sách đối với Bắc Kinh (1972, 1973), Hội Nghị bị xao
động mạnh vì mất dần động lực quy tụ. Để chuyển hướng, tạo lý do tồn tại
mới, trong đại hội lần 7 tại Hán Thành vào tháng 6 năm 1972, các nước hội
viên đã đề ra bốn nguyên tắc, minh xác Hội Nghị:
1. Là một tổ chức hợp tác địa phương đem lại hoà bình và tiến bộ cho vùng,
2. Không phải là một cơ quan chính trị hay quân sự nhằm chống lại các
nước khác,
3. Sẽ cố gắng cải thiện hợp tác trong các địa hạt kinh tế, kỹ thuật, xã hội,
văn hoá, v.v…
4. Không phải là một tổ chức đặc biệt riêng rẽ mà sẽ mở rộng cửa đón nhận
các nước không phải là hội viên trong vùng.
Mặc dầu có chuyển hướng, nhưng Hội Nghị cũng vẫn không đứng vững
nổi. Cuộc họp đầu năm 1973 tại Bangkok đã vắng mặt hai hội viên là Mã