Nói như vậy không có nghĩa là Hà Nội không gặp trục trặc trong vấn đề
lãnh đạo. Trong nội bộ phe Cộng ở Kampuchea, trục trặc đã xảy ra không
ít. Không nói gì đến người của Sihanouk, ngay nơi thành phần Khmer đỏ
cũng có khuynh hướng thoát khỏi sự chi phối của CS Việt. Tình trạng rạn
nứt trong bóng tối ấy cũng đang phát triển.
Nhìn chung, nỗ lực kết khối Đông Dương của CS Việt trước hết nhằm đáp
ứng nhu cầu hiệp đồng trong chiến tranh (nên đã chấp nhận cả những phần
tử không ưa CS trong hàng ngũ), sau vẫn hướng về mục tiêu xích hóa toàn
cõi Đông Dương như luận cương của Đảng đã vạch ra trên 40 năm trước.
Sự kết khối rõ ràng mang ý nghĩa nằm trong trận đồ tranh chấp tư bản –
cộng sản và rồi cũng sẽ vỡ khi trận đồ ấy tự triệt tiêu vì mặt trận quốc tế
được đế quốc bày theo chiều hướng khác.
Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á
Như chương trên đã đề cập đến, Hiệp Hội ĐNA (ASA), gồm ba nước Thái,
Phi, Mã, đã ngưng hoạt động từ 1963 vì rắc rối về bang giao giữa Phi và
Mã. Tới năm 1966, khi tình trạng bang giao nội bộ được cải thiện, Hiệp hội
ĐNA lại rục rịch tái hoạt động. Nhưng phạm vi Hiệp hội ĐNA quá nhỏ, các
nước cùng đồng ý phải có một khuôn thức mới rộng lớn hơn để đón thêm
hội viên mới. Do đó, Hiệp Hội Các Quốc Gia ĐNA (ASEAN) đã hình
thành qua tuyên ngôn Bangkok sau đại hội đầu tiên từ ngày 5 đến ngày 8
tháng 8 năm 1967 giữa năm nước: Indonesia, Phi-líp-pin, Mã Lai Á, Thái
và Singapore.
Tuyên ngôn Bangkok đề cập đến mục đích của Hiệp Hội Các Quốc Gia
ĐNA nhắm vào những điểm chủ yếu tương đối khiêm tốn như tương trợ
nhau trong việc phát triển, giáo dục, nghiên cứu về các địa hạt kinh tế, xã
hội, văn hóa, v.v… Gọi là để bảo đảm nền trung lập sẵn có (?) của
Indonesia, tuyên ngôn 1967 cũng cam kết tương tự như Thông Cáo Chung
của Hội Nghị Cấp Cao Manila năm 1963 rằng các căn cứ quân sự ngoại