Trước thời kỳ 1917-1918, các hoạt động chống đối chính quyền thống trị
được nhuộm màu sắc Phật giáo và thực sự cũng chưa thoát ra khỏi cái vỏ
Phật giáo
. Đoàn thể đấu tranh đòi hỏi sự “tôn trọng giáo quyền, bảo vệ
giáo sản và duy trì giáo chế” được mệnh danh là Hội Thanh Niên Phật Tử.
Nhưng từ 1917, trong sự phẫn nộ chung của quần chúng Miến trước chính
sách bất công của Anh giữa Miến và Ấn, Hội Thanh Niên Phật Tử đã biến
đổi mau chóng từ hình thức tranh đấu tôn giáo sang tranh đấu chính trị và
cải tên là Tổng Hội Các Tập Đoàn Miến Điện. Cũng trong thời kỳ này, năm
1920, sinh viên đã tổ chức thành công một cuộc bãi khóa toàn quốc từ tiểu
học đến đại học để chống đối những chương trình giáo dục có liên quan
đến một trường đại học mới. Cuộc bãi khóa vĩ đại này đã đánh dấu bước
đầu chặng đường tranh đấu của sinh viên, mà chính giới họ đã sản sinh ra
những nhà lãnh đạo lớn cho Miến sau này.
Song hành với sự đối kháng của giáo hội Phật giáo và của sinh viên học
sinh, nông dân Miến cũng đã nổi dậy vào cuối năm 1930 để đòi lại ruộng
đất. Nguyên từ khi chiếm được Hạ Miến, Anh đã thấy ngay vùng này là nơi
sản xuất lúa gạo lý tưởng để cung cấp cho Ấn Độ và Âu châu. Người Anh
khuyến khích người Thượng Miến di cư xuống và đồng thời còn mở rộng
cửa đón cả người Tàu, người Ấn qua. Vào đầu thế kỷ 20, có những thời kỳ
người Ấn sang làm ăn ở Miến đã đạt tới con số khủng khiếp là nửa triệu
mỗi năm. Người Tàu và người Ấn, với những kinh nghiệm thương mại sẵn
có, đã đua nhau bỏ tiền cho vay để thu lúa của nông gia sau mỗi vụ mùa.
Dần dần, họ trở nên những tay độc quyền phân phối và sản xuất lúa gạo.
Sau thế chiến thứ nhất, phân nửa số đất trồng trọt ở Hạ Miến lọt vào tay địa
chủ không trực tiếp cày cấy mà hầu hết là ngoại nhân. Trong sự khốn đốn
cùng cực, dân Miến đã nghe theo tiếng gọi khởi nghĩa của Saya San một
cách cuồng nhiệt và từ trung tâm điểm xuất phát ở Tharrawaddy, phong
trào này đã lan rộng mau chóng ra khắp vùng trung châu. Tuy nhiên,vì ô
hợp kém tổ chức, nên dù phong trào bộc khởi mạnh mẽ cũng vẫn bị tan rã
trước sức phản công của lực lượng thống trị.
Sang thời Thế chiến II, quân Nhật đã tiến vào Hạ Miến đầu năm 1942 và đã