Lư Ngư vội nắm lấy tay cô ta lắc lấy lắc để: “Chị Tống, em với chị hình
như đã chung chí hướng từ lâu, lợi ích của chị cũng chính là lợi ích của em, tổ
tiên của chúng mình đã từng hợp tác với nhau rồi, em đây tất nhiên là sẽ dốc
sức hầu hạ, à không... phối hợp với chị.”
Nghe đâu tổ tiên của Lư Ngư có liên hệ mật thiết với Lư phương sĩ, người
khởi xướng phong trào đốt sách chôn nho thời Tần Thủy Hoàng, còn tổ tiên
Tống Ngọc Linh là danh gia vọng tộc họ Tống ở đất Tấn. Đời Tần có một chức
quan gọi là “Bốc tiết”, tổng hợp chức năng của bốn ti Bốc, Sử, Vu, Doãn
[3]
thời
Thương, đặt dưới quyền của Phụng thường
[4]
, không tham dự vào hoạt động tế
tự mà chuyên lo ngoại vụ. Đảm đương vị trí Bốc tiết đó là người đứng đầu nhà
họ Tống, các phương sĩ nước Tề nước Yên được vời vào triều đều nằm dưới
tay Bốc tiết, bao gồm cả đám người được phái đi tìm tiên dược như Từ Phúc,
Lư Sinh, Hàn Chung.
[3] Chức quan phụ trách công việc tâm linh thời cổ: Bốc là xem bói, Sử là ghi chép kết quả xem
bói, Doãn là khắc kết quả lên mai rùa, Vu là làm phép.
[4] Chức quan chủ quản lễ nghi tông miếu, một trong cửu khanh.
Hiện thời hai nhà Lư - Tống đã suy tàn, thành viên dòng họ phân tán khắp
nơi, chỉ có một số ít người vẫn tiếp tục kế thừa nghề nghiệp của tổ tiên, Tống
Ngọc Linh và Lư Hồng chính là hai ví dụ điển hình trong đó. Tống Ngọc Linh
nghiên cứu khá chuyên sâu về thuật phong thủy, tuy nhiên năng lực bản thân
có hạn, chủ yếu là dựa vào sức người, thế nên quan hệ giao thiệp của cô ta rất
rộng, cần phải không ngừng thay hình đổi dạng, chạy qua chạy lại giữa các
ngành nghề, luôn yêu cầu phải thích nghi với hoàn cảnh mới. Mà Lư Hồng thì
giống như đại đa số kỳ nhân dị sĩ, ẩn thân nơi thành thị, trải qua cuộc sống
không khác người bình thường, thi thoảng có người biết chuyện tìm đến cũng
chỉ giúp đỡ chút ít ở một mức độ nào đó, không bao giờ chủ động dính vào
những chuyện thị phi.