ông cụ bà thì tác phong tao nhã, nhìn đã biết hộ khẩu thành phố, còn lại nửa
bên phải là họ nhà trai, ngoại trừ người nhà họ Lưu ra, còn lại đều là các hương
thân phụ lão thôn Dư Miêu được mời đến góp vui, ai nấy đều cài một đóa hồng
nhỏ trước ngực áo, hớn hở vui cười, ngập tràn phong vị quê hương.
Tấm thảm đỏ như một đường ranh giới chia cách ở chính giữa thành phố,
còn dân quê thì về bên quê, chia cắt rõ ràng. Ba người Lý An Dân là bạn bè
nhà chú rể, tất nhiên an vị ở khu vực dân quê, chung một bàn với bác Chu bác
Trương phát kẹo mừng hôm trước. Ở bàn này trừ Quản sư phụ và ông chủ Lư
Ngư ra còn lại toàn phụ nữ, ông chủ Lý An Dân khéo ăn khéo nói còn thanh tú
đẹp trai, có thể nói là sát thủ phái đẹp, không bao lâu đã hòa mình vào cuộc
chuyện trò của các cô các dì, bầu không khí trở nên thân thiện hẳn, anh ta bèn
thừa dịp này giở hết chiêu dò la tình huống gần đây của nhà ông Lưu.
Thường có câu hai người đàn bà cùng một con vịt là thành một cái chợ,
đây một bàn toàn phụ nữ có thể tổ chức thành một gánh hát nhỏ được rồi, chị
một câu, em một lời, bảy mồm tám lưỡi, líu la líu lô.
Có một bà cụ gọi là cụ Liên, là cụ già được người cả thôn chung tay
phụng dưỡng, đại thọ tám mươi của cụ vừa qua không lâu, tiếng nói có trọng
lượng nhất trong cánh phụ nữ, lúc này đang trọ trẹ tiếng quên nói: “Lão Lưu
nớ, hấn chị biết mần đồng, kiếm tiền giọi, người cụng rành tốt, mội cái hại vợ,
râu quặp hầy, trốc tru! Hại vợ như ri, rầy hầy.” Nói đoạn cụ che miệng cười rộ
lên.
Lý An Dân nghe được mỗi hai từ “lão Lưu” và “kiếm tiền”, theo giọng
điệu của bà cụ thì hẳn là đang trêu ghẹo. Ông chủ Lư Ngư nhỏ giọng giải thích:
“Ý bà cụ nói, ông Lưu là người tốt, chịu thương chịu khó, mặt nào cũng được
cả, chẳng qua sợ vợ quá, rất buồn cười.”
Bác Chu bảo nguyên quán của ông Lưu không phải ở Triển Châu này, lúc
còn trẻ một thân một mình ra đời lăn lộn, chuyện làm ăn còn chưa đến đâu đã