Quản sư phụ kêu bác lại, hỏi: “Bác Trương, đã xảy ra chuyện gì thế? Sao
nhìn bác vội vã quá vậy?”
Bác Trương phẩy tay quạt gió, vừa thở hồng hộc vừa nói: “Ầy! Vẫn là
nhà ông Lưu chứ đâu, cậu chú rể bị đơ người rồi, không nhúc nhích gì cả, nói
cũng không nói được, cụ Liên bảo cái này tám phần là do trúng tà, bảo tôi khẩn
trương chạy đi mời tiên cô đến xem.”
Tiên cô chính là người phụ nữ mặc áo hoa đứng sau lưng bác Trương, son
phấn trang điểm rất dày, đầu cài hoa lựu, ăn vận đậm chất hương đồng gió nội.
Nghe nói bà ta ở thôn bên, là thầy cúng của miếu Thổ địa, biết lên đồng, gần
đây hay đi loanh quanh trong vùng giúp bọn trẻ con tìm vía, trăm lần đều
chuẩn, danh tiếng cứ thế lan xa.
Tiên cô này vừa thấy Lưu Tu đã thốt lên “Ấn đường biến thành màu đen
rồi!”, tiếp đó diễu một vòng trước sau quanh nhà, nói như đinh đóng cột, bảo
cái này là do trong nhà thiếu sự che chở của thần Ông thần Bà, trạch phạm đất
hung, con cháu sau này thường chết yểu.
Thần Ông thần Bà chính là thần tiên bản địa Triều Châu, nguồn gốc của vị
thần này mang theo một chút hơi hướm bi kịch. Theo truyền thuyết kể lại thì
có một cô nọ có chồng nhưng vẫn lén lút qua lại với người đàn ông khác, sau
khi mọi chuyện vỡ lở thì cả hai đều bị giết, thi thể chôn ở ngay dưới gầm
giường. Sau khi vợ chết, người chồng lại tái giá, nhưng những đứa con do cô
vợ sau khi sinh ra lần lượt chết non, nhà ấy nghi là do vong hồn quấy phá, vào
dịp Rằm tháng Bảy liền lập bài vị, cúng tế đầy đủ cho cặp tình nhân dưới gầm
giường, từ đó về sau trong nhà an ổn, con cái khỏe mạnh trưởng thành.
Có người nói cũng bởi cặp tình nhân này không có con cái nên sau khi
chết hóa thành thần linh bảo hộ cho bọn trẻ. Dân bản xứ gọi bọn họ là “Thần