pha trộn vào nhau chẳng theo quy tắc nào, thoạt nhìn cứ như một bức tranh
thủy mặc khổng lồ. Vách đá lỗ chỗ đầy vết tổ ong, giữa các tổ ong ấy hiện lên
những đốm sáng lấp loáng của khoáng thể trong lòng đất, đến đây thì đã chẳng
còn bất cứ dấu vết cải tạo nào của bàn tay con người nữa, chỉ dựa vào thứ
khoáng thể phát quang này làm công cụ chiếu sáng. Bề mặt khoáng thể này thu
hút một lượng lớn bọ có cánh có tập tính hướng sáng, tia sáng xuyên thấu qua
cơ thể đám côn trùng, chiếu ra vô số đốm sáng sặc sỡ dày đặc chi chít trên
vách đá và mặt đất. Tận cùng của thềm đá là một gian động hình bán nguyệt.
Tống Ngọc Linh và Lý An Dân ngồi trong động gặm lương khô để bổ
sung năng lượng, hai cô đã đi đường quá lâu, chân tay bủn rủn, kiệt sức từ lâu
rồi, ngồi nghỉ dưới đất một lát liền chẳng muốn đứng dậy nữa. Dưỡng khí dưới
lòng đất cũng dư dả, nhưng sóng điện tử thì chẳng thể nào đến được đây, điện
thoại di động cùng công cụ định vị đã trở nên vô dụng. Tống Ngọc Linh lấy
bản đồ ra đối chiếu, vẽ một đường từ căn hầm 207 về phía Tây, chiếu theo địa
hình trên mặt đất, các cô đã đi xuyên qua ngọn núi hoang phía sau hầm, vòng
qua ngõ Tiểu Bách Hoa, đi thẳng đến khu vực núi Tiểu Thường, nếu tiếp tục đi
tới nữa sẽ vượt qua núi Tiểu Thường đến điểm du lịch miếu Bạch Phục.
“Miếu Bạch Phục không phải ở trong trấn Bạch Phục ư? Tôi đã đến đó
rồi, cùng một khu với chùa Phổ Linh, mà hội chùa năm nào chẳng tổ chức ở
dưới chân núi, nhất định không phải hướng này.” Lý An Dân trỏ một điểm nằm
trên bản đồ.
“Nơi cô đi là từ đường chuyên thờ cúng bài vị tổ tiên của người dân trong
trấn, còn thờ ở miếu Bạch Phục mới là chính thần của trấn Bạch Phục, đương
nhiên nếu so sánh nơi nào hương khói thịnh hơn thì bên từ đường kia vẫn
chiếm ưu thế.”
Tống Ngọc Linh từng du ngoạn qua miếu Bạch Phục, nơi này là một
trong những điểm du lịch thuộc tuyến núi Cửu Liên, miếu được cất trên một
đỉnh núi tuy được coi là thấp song địa thế vẫn rất cao, bậc thang lên rất dài,