Gà gáy sáng, bà hàng ngoảnh nhìn sang thì người đánh giậm đã chết từ
bao giờ. Người đàn bà sợ quá, ngay lúc con mờ đất, cõng xác con người một
đêm nên nghĩa ấy đem chôn dưới chân đê.
Rồi bà hàng có mang. Chửa hoang, bà phải im lặng chịu làng nước
nhiếc móc đủ điều. Đến kỳ sinh nở, bà ở cữ được một con trai.
Bà chăm chút con trai nhất mực. Thằng bé được bốn tuổi, mội hôm lên
đê chơi. Có người lái buôn ở dưới bến, trông thấy bé kháu khỉnh, người lái
buôn mua cho bé cái kẹo.
Rồi ẵm bé xuống thuyền, dong buồm đi mất.
Bà hàng lên đê gọi con không thấy. Bà hàng bổ đi tìm khắp nơi, cũng
không thấy ở đâu. Rồi bà hàng ra trước cửa, gặp ai đi qua cũng hỏi, cũng kể
lể. Mỗi phiên chợ, bà ngồi khóc cho cái số phận cay cực, hẩm hiu của mình.
Người lái buôn họ Giáp nọ không có con, ông quý chú bé lắm. Ông đặt
tên bé là Hải.
Năm sáu tuổi, Giáp Hải đi học, học đâu nhớ đấy, đến năm mười tám
tuổi đi thi hương đỗ đầu khoa rồi lên kinh đô ăn học, đợi thi đình.
Một hôm, cậu học trò Giáp Hải đi qua bến Bồ Đề sang thành Thăng
Long thấy một người đánh cá xách một con ba ba ra bờ nước mổ thịt. Giáp
Hải động lòng thương con vật bé nhỏ bèn hỏi mua.
Đem ba ba về nhà trọ, Giáp Hải bỏ vào ngăn kéo. Ngày ngày, đến bữa
ăn, Giáp Hải mở ngăn, nhấc mai ba ba đem ra, cho ăn một nắm cơm nhỏ.
Một hôm, Giáp Hải đi nghe bình văn về, vào buồng đã thấy mâm cơm
dọn sẵn, niêu cơm như vừa bắc ở bếp ra mở vung, khói lên nghi ngút. Lấy
làm lạ, Giáp Hải ngồi xuống ăn bữa cơm ngon miệng. Lại lấy con ba ba
trong ngăn kéo ra đặt canh mâm, rồi nắm một nhúm cơm cho ba ba ăn.
Hôm sau, Giáp Hải đi nghe bình văn về sớm. Nhìn qua khe vách, thấy
một người con gái đương lúi húi thổi niêu cơm trên hoả lò, Giáp Hải chạy
vào cất cái vỏ ba ba trên mặt bàn vào ngăn kéo.
Người con gái quay lại, đã thấy Giáp Hải đứng giữa nhà.