TRĂNG HUYẾT - Trang 1098

ông cùng Cố vấn An ninh Quốc gia, Tiến sĩ Henry Kissinger chính thức
thăm Bắc Kinh; trong Thông cáo chung phổ biến tại Thượïng Hải, Trung
Quốc và Mỹ xác nhận “đều không mưu cầu bá quyền và đều phản đối bất
cứ nước nào hay tập đoàn nào cố gắng thiết lập bá quyền ở châu Á”.

Vào tháng 3.1969, có tới khoảng 540.000 quân nhân Mỹ chiến đấu tại VN,
nhưng con số cao điểm đó được rút dần từng đợt cho tới khi chỉ còn 27.000
“cố vấn” ở lại vào cuối năm 1972. Dù Nixon thành công trong việc rút
từng bước một các lực lượng trên bộ của Mỹ ra khỏi cuộc xung đột, nhưng
trong thời gian ông làm tổng tư lệnh quân đội, có hai chục ngàn lính tác
chiến Mỹ bị tử trận tại VN. Và trong hai năm đầu của nhiệm kỳ tổng thống,
ông thả xuống Đông Dương số bom nhiều hơn số lượng Mỹ thả xuống châu
Âu và vùng Thái Bình Dương trong Thế Chiến II. Tới tháng 5.1972, mỗi
ngày có khoảng 30 ngàn tấn bom rơi trên Đông Dương với phí tổn 20 triệu
Mỹ kim — nhưng chiến tranh vẫn kéo dài.
Đối với dân chúng Mỹ, ảo tưởng về chiến tranh ngày càng tan vỡ khi có sự
tiết lộ vào tháng 11.1969 rằng có ba trăm thường dân VN bị lính Mỹ tàn sát
tại làng Mỹ Lai 18 tháng trước đó; việc Thượng nghị viện Mỹ rút lại quyết
nghị Vịnh Bắc Bộ ngày 24.6.1970 và việc xuất bản vào mùa hè năm 1971
các tài liệu mật bị tiết lộ, được người ta biết tới với cái tên là “Pentagon
Papers — Tài Liệu Lầu Năm Góc“. Nó là một bản nghiên cứu chi tiết của
chính quyền về sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Việt Nam kể từ năm 1945 tới
năm 1968. Nó cho thấy, một cách đầy kịïch tính, qui mô can thiệp của tổng
thống Kennedy trong âm mưu lật đổ tổng thống Ngô Đình Diệm và bối
cảnh mơ hồ của Nghịï Quyết Vịnh Bắc Việt mà nay người ta ngày càng biết
rõ rằng đã có sự dàn dựng trước của Mỹ để chọc cho quân Bắc Việt tấn
công vào tháng 8.1964, nhằm giúp Johnson rộng tay tiến hành chiến tranh
tại VN mà không cần tới lời tuyên chiến chính thức. Tài Liệu Lầu Năm Góc
còn là một bản liệt kê rất đặc biệt và làm người ta choáng váng về những
cách thức mà Kennedy lẫn Johnson cố tình lừa dối nhân dân Hoa Kỳ về
vấn đề VN, và vì thế, giờ đây công luận hướng tới cuộc hòa đàm tại Paris.
Hiểu rõ con đường rút quân không thể đảo ngược của Hoa Kỳ và vẫn bám
sát mục tiêu nhất thống nam bắc, kể từ sau Tết Mậu Thân, nỗ lực chính của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.