ANTHONY GREY & NGUYỄN ƯỚC
TRĂNG HUYẾT
TẬP IV - Phần Thứ Tám - Chiến Thắng và Chiến Bại - 1972-1975
TẬP IV - Phần VIII - 1 -
Sau 1975, tướng Trần Độ, nguyên Phó Chính ủy Quân Giải Phóng Miền
Nam, người góp phần tích cực trong việc hoạch định cuộc Tổng Công Kích
Mậu Thân đã nói với Stanley Karnow, tác giả cuốn Vietnam: A History
rằng: “Nói thật, chúng tôi không đạt được mục tiêu chính là khích động
cuộc tổng nổi dậy khắp Miền Nam.(.) Còn về tác động tại Mỹ thì chúng tôi
không có dự tính ấy – nhưng nó lại hóa thành một kết quả rất may mắn.”
Để may mắn hơn nữa, Bộ Chính trị rướn thêm hai đợt Tổng Công Kích vào
tháng 5 và tháng 9 bất chấp tổn thất xương máu gấp bội đợt thứ nhất. Rốt
cuộc, Tổng Khởi Nghĩa chỉ là khẩu hiệu động viên các cán binh đi chết và
từ sau năm Mậu Thân 1968, mùa xuân về mang theo lễ kỵ giỗ của khoảng
80.000 người cả bắc lẫn nam.
Với ba đợt Tổng Công Kích, cơ sở nằm vùng bị vỡ, cán binh Cộng Sản từ
rừng núi tràn xuống đồng bằng làm mồi cho phi pháo, nhân dân thấy rõ
“bản lai diện mục” của Hà Nội và MTGPMN. Hà Nội không còn đủ quân
giành lại nông thôn, phải rút về rừng núi; hoạt động biểu tình, đấu tranh
chôáng Mỹ và chính quyền tại nội thành, các phong trào hòa bình, phản
chiến của một số trí thức và sinh viên yếu hẳn; đặc biệt MTGP rơi mặt nạ
“tổ chức tự phát của Miền Nam”, và từ nay cứ 10 Việt Cộng thì có 8 người
từ Miền Bắc.
Theo tài liệu của MACV, từ tháng 10-1965 đến cuối năm 1968 CSBV đã
xâm nhập vào Miền Nam khoảng 600 ngàn quân; trong năm 1968, họ đưa
vào khoảng 236 đến 250 ngàn quân; thiệt hại của CSBV (tính luôn cả Việt
Cộng) trong năm 1968 là 289 ngàn quân (bị thương, chết, ra hồi chánh,
đầu hàng và tù binh). Chính Võ Nguyên Giáp cũng công bố với nữ ký giả
Orina Fallaci là đến giữa năm 1969, CSBV đã chết nửa triệu quân.
Thế nhưng cuộc tấn công Tết Mậu Thân lại đạt thành quả tâm lý và chính
trị nhờ báo chí và truyền thanh truyền hình khắp thế giới, đặc biệt tại Hoa