mượn sức kẻ khác như Bác Hồ sẽ phản ứng ra sao nếu lâm vào tình thế của
anh lúc này. Đột nhiên, những ký ức và suy nghĩ của Kim về vị cố chủ tịch
xuất hiện rõ mồn một trong trí não.
Ngay từ lúc bắt đầu lên tàu xuất dương vào năm 1911 tới ngày qua đời,
nhân vật Nguyễn Tất Thành không bám trụ lâu dài vào một chỗ dựa, một
sách lược trường kỳ hay một tư tưởng chủ đạo nào. Sau sáu năm lang thang
lao động nhiều nơi trên thế giới, ông dừng chân ở Pháp và bắt đầu hoạt
động cách mạng. Tại đó, ông theo nhóm Tứ Long để mình thành Đệ Ngũ
Long và sau đó rút tĩa được danh xưng Nguyễn Ái Quốc. Từ bàn đạp đó,
ông nổi bật trong Đảng Cộng Sản Pháp rồi sang Liên Sô, trở thành học trò
của Quốc Tế Đệ Tam. Ông về Trung Quốc hoạt động trong hàng ngũ những
người theo chủ nghĩa dân tộc, dùng cơ sở và nhân sự của Tâm Tâm Xã để
lập Đồng Chí Hội. Sau đó, dùng danh nghĩa Phái viên Cộng Sản quốc tế,
ông kết hợp và thành lập Đảng Cộng Sản Đông Dương. Từ Trung Hoa về
lại Pắc Bó nhân thất bại của cuộc Nam kỳ Khởi nghĩa 1940, ông củng cố cơ
sở đảng ở Miền Bắc thành đầu não trung ương, dùng nó làm hạt nhân cho
Mặt trận Việt Minh do các đệ tử của cụ Phan Bội Châu lập từ năm 1936. Từ
Pắc Bó, ông dùng tên Hồ Chí Minh để đi Trung Quốc. Từ Liễu Châu, ông
nhận được yễm trợ của Trương Phát Khuê về lại Cao Bằng.
Trong cải cách ruộng đất, quyền lực chính trị tuột khỏi tầm tay của Hồ Chí
Minh, chuyền sang lòng bàn tay của Trường Chinh. Khi cuộc đấu tranh
thống nhất đất nước đi vào qui mô, quyền lực ấy sang tay Bí thư thứ nhất
Lê Duẫn, kẻ nắm công cuộc giải phóng Miền Nam từ năm 1954 tới nay. Từ
đầu năm 1960 tới ngày qua đời, trong các cuộc họp của Bộ Chính trị, ông ít
khi bày tỏ lập trường cụ thể, chỉ phát biểu ý kiến khi được mời góp ý,
thường là vài câu nói động viên, khích lệ. Ngược lại, ông sử dụng mọi thời
gian, nắm bắt mọi cơ hội để xuất hiện trong vai cha già dân tộc, một người
yêu nước đã đi vào huyền thoại và biểu tượng cho cách mạng trên toàn thế
giới. Dường như ông rất thoải mái khi thực hiện đúng những yêu cầu do Lê
Duẫn và Lê Đức Thọ đề ra cho ông.
Nhiều lúc Kim tự hỏi phải chăng tới tuổi bảy mươi, Hồ Chí Minh mệt mỏi
và tự bằng lòng vì đã đạt tới cực điểm danh vọng giữa cuộc đời và trong