118
Nguyễn Giản Liên. Cậu bé Thanh sớm mồ côi cha từ
khi 4 tuổi, nhưng vẫn nối được chí hướng nhà, từ
nhỏ đã thông minh, mặt mũi khôi ngô, tuấn tú nên
ai cũng thích cũng mến.
Năm Nguyễn Giản Thanh lên 6 tuổi, một lần
mẹ cậu mặc cho cái áo đỏ, cậu cưỡi một tàu lá cau
giả làm ngựa cùng trẻ trong làng chạy ra ngoài chợ
xem một đám cưới. Đám cưới ấy là của một viên
quan to. Giản Thanh đứng ở bên đường ngóng
xem đám lính dẹp đường. Trong khi mọi người
dạt cả ra hai bên vì tiếng loa, tiếng roi, cậu bé 6
tuổi vẫn cầm cổ ngựa mo, không tỏ ra sợ hãi chút
nào, nhìn thẳng vào viên quan.
Thấy một đứa trẻ khôi ngô lại bình tĩnh khác
thường, viên quan liền dừng kiệu hỏi mấy vị hương
chức nghênh tiếp, thì biết đấy là con một ông nghè,
bèn gọi Giản Thanh lại gần:
- Cậu đã đi học chưa?
Nguyễn Giản Thanh không hề lúng túng, đáp
ngay:
- Cháu chưa đi học nhưng cháu hay chữ.
Viên quan ngạc nhiên cười:
- Sao chưa đi học mà đã hay chữ rồi?
Nguyễn Giản Thanh thản nhiên trả lời:
- Vì cháu biết làm câu đối.
Nghe vậy viên quan liền ra câu đối ngay:
- Thế thì đối câu này, hay ta sẽ thưởng: Trẻ cưỡi
mo cau.
119
Viên quan ra một vế đối giản đơn nhưng vận
đúng vào cảnh Giản Thanh đang chơi trò cưỡi ngựa
bằng tàu cau lúc ấy.
Nguyễn Giản Thanh biết vậy, lại nhìn thấy trước
mặt viên quan này có một con hạc gỗ sơn vua ban
cho ông ta, liền đáp rằng:
- Già chơi hạc gỗ.
Viên quan nghe đến giật mình khen:
- Quả là cậu bé này hay chữ thật!
Nhưng Nguyễn Giản Thanh lại thưa ngay:
- Cháu còn đối được câu dài hơn kia!
Viên quan đã định bỏ đi, thấy đứa bé có vẻ lằng
nhằng bèn đọc thêm một vế đối nữa:
- Hoài áo đỏ quét phân trâu.
Câu đối lần này có ý mỉa mai hoàn cảnh Giản
Thanh, ý nói con ông nghè mà phải chịu cảnh hèn
hạ. Nhưng Nguyễn Giản Thanh lập tức trả lại:
- Cháu đối là: Thừa lọng xanh che dái ngựa.
Vế đối rất chỉnh, rất đúng với cảnh đón rước
của viên quan và cũng tỏ một thái độ ngang tàng
khiến viên quan mặc dầu phật lòng, vẫn không
thể không khâm phục. Vả lại chuyện đối đáp giữa
chợ, giữa đường ai cũng biết, cũng nghe, ông ta
đành tỏ ra biết trọng người tài, sai người đem tiền
thưởng cho Giản Thanh như lời đã hứa.
2. Văn tức là người
Giản Thanh từ đó càng chịu khó học. Ông được