TRẠNG NGUYÊN VIỆT NAM - Trang 122

120

Tiến sĩ Đàm Thận Huy thu nhận làm học trò. Đàm

Thận Huy là một trong Nhị thập bát tú (Hai mươi tám

vì sao) trong hội Tao Đàn đời vua Lê Thánh Tông.

Một lần đến nhà thầy nghe giảng, bài giảng đã

xong nhưng liền đó trời đổ mưa, học trò không tài

nào về được, phải ngồi lại. Cụ nghè Đàm Thận Huy

thấy vậy bèn ra một câu đối để học trò cùng đối cho

vui, cũng là để thử tài:

- Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách.

Nghĩa là:

Mưa không có then khóa mà giữ được khách lại.

Nguyễn Giản Thanh đối ngay:

- Sắc bất ba đào dị nịch nhân.

Nghĩa là:

Sắc đẹp không phải là sóng gió mà làm đắm được

người ta.

Đàm Thuận Huy xem xong, khen rằng:

- Câu đối này hay lắm, giọng văn có thể đỗ Trạng

được, nhưng ý thì không được trung hậu. Sợ sau này

mê đắm vào đường sắc dục mà hại đến sự nghiệp.

Một người học trò khác tên là Nguyễn Chiêu

Huấn đối tiếp:

- Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân.

Nghĩa là:

Mặt trăng giống cái cung mà chẳng bắn ai.

Ông Đàm Thuận Huy lại phê:

- Câu này kém sắc sảo, không hay bằng câu của

121

trò Thanh, nhưng khí chất câu này hiền hòa, sau này

trò sẽ có một cuộc sống yên ấm, chu toàn.

Quả nhiên, mấy năm sau Giản Thanh đỗ thủ

khoa, rồi đỗ Trạng nguyên đời vua Lê Uy Mục (1508)

làm đến Lễ bộ Thượng thư, nhưng sau vì say mê

một cô gái đẹp mà thân bại danh liệt. Còn Chiêu

Huấn chỉ đỗ Bảng nhãn nhưng suốt cuộc đời làm

quan yên ổn.

3. Trạng Me đè Trạng Ngọt

Đương thời, cả chốn Kinh Bắc biết tiếng học

giỏi của Nguyễn Giản Thanh và một người nữa

tên là Hứa Tam Tỉnh quê ở làng Vọng Nguyệt

(làng Ngọt), huyện Yên Phong (nay là xã Tam

Giang). Mọi người đều tin tưởng các giải khôi

nguyên sẽ vào tay hai người, có điều không ai

dám chắc người nào sẽ là Trạng nguyên, người

nào sẽ là Bảng nhãn.

Kỳ thi Hội khoa Mậu Thìn năm Đoan Khánh

đời Lê Uy Mục (1508), cả Nguyễn Giản Thanh và

Hứa Tam Tỉnh cùng đi thi. Qua các kỳ thi Hội, thi

Đình, các quan trường đều thấy bài của Hứa Tam

Tỉnh có phần xuất sắc hơn, nên đã dự định Hứa

Tam Tỉnh đỗ Trạng nguyên, còn Nguyễn Giản

Thanh đỗ Bảng nhãn. Người thứ ba đậu Thám hoa

là Nguyễn Hữu Nghiêm.

Cả ba vị đỗ cao được đưa vào yết kiến nhà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.