144
đỗ Nghè chứng tỏ truyền thống hiếu học, con nối
nghiệp cha, giữ được nếp nhà. Tài văn chương,
chính trị của Trạng nguyên được Vũ Phương Đề ghi
lại trong chuyện “Một bài biểu lui vạn binh”
1
: Với
lời lẽ vô cùng đanh thép, mạch văn chặt chẽ, ý tứ
sâu sắc như đoạn “Coi nước tôi võ nhân, ít học, thì
lễ nghĩa sao đáng trách móc? Bảo thương dân An
Nam vô tội nỡ nào đem gươm giáo chém giết dân
làng”. Bài biểu khiến tướng Minh là Mao Bá Ôn xúc
động rồi quyết định lui quân. Ngoài ra, Cục Văn thư
và Lưu trữ Nhà nước hiện còn lưu giữ bản ʺTiểu chí
tỉnh Kiến Anʺ, trong đó có đoạn viết: “Trong lĩnh
vực văn học đáng nêu lên là ông Trần Tất Văn, làng
Nguyệt Áng (An Lão), ông Trạng Lang làng Hạnh
Thị (An Lão) là những người dân hiếm có của tỉnh
Kiến An đã đạt tới đỉnh cao của khoa cử là đỗ Trạng
nguyên và Hoàng giáp. Nhưng những nhà Nho này
không để lại một sự nghiệp nào cho hậu thế nên dân
chúng ít biết đến...”. Những quan điểm, lời nhận xét
của tác giả này chưa đầy đủ và cả đến nay, tài liệu
sử sách ghi về ông chưa thật nhiều nhưng cho thấy,
dù ở thời kỳ nào, tên tuổi của Trạng nguyên Trần
Tất Văn cũng được nhân dân nhắc nhở, tự hào.
_______________
1. Công dư tiệp ký (ghi nhanh lúc rỗi việc công): Là
tập truyện ký chữ Hán – của tác giả Vũ Phương Đề (1697-?);
ghi chép về các giai thoại có liên quan đến dòng họ và
quê hương tác giả.
145
TRẠNG NGUYÊN ĐỖ TỔNG
*
(1504 - ?)
Trạng nguyên Đỗ Tổng
1
sinh năm 1504, người xã
Lại Ốc, huyện Tế Giang (nay là thôn Lại Ốc, xã Long
Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên).
Ông đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Sửu, niên hiệu
Minh Đức thứ 3 (1529) đời vua Mạc Đăng Dung.
Làm quan đến chức Hình bộ Tả thị lang.
_______________
* Xem Ngô Đức Thọ (Chủ biên): Các nhà khoa bảng Việt
Nam (1075-1919), Sđd.
1. Sách Các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa qua các
triều đại phong kiến Việt Nam, Sđd, ghi tên ông là Đỗ Tông.