TRẠNG NGUYÊN VIỆT NAM - Trang 41

38

Trong bài phú có những câu như:

Phi đào lý chi thô tục
Phi mai trúc chi cô hàn
Phi tăng phòng chi cẩu kỷ,
Phi lạc thổ chi mẫu đơn
Phi đào lệnh đông ly chi cúc,
Phi linh quân cửu uyển chi lan
Nãi Thái Hoa phong đầu ngọc tỉnh chi liên...

Nghĩa là:

Chẳng phải như đào trần lý tục

1

Chẳng phải như trúc cỗi mai gầy
Cẩu kỷ tăng phòng

2

khó sánh,

Mẫu đơn đất Lạc nào bì

3

Giậu Đào Lệnh

4

cúc sao ví được,

Vườn Linh Quân

5

lan sá kể gì

Ấy là giống sen giếng ngọc ở đầu núi
Thái Hoa vậy...

_______________

1. Lấy ý từ câu thơ cổ: “Đào, lý mãn sơn tổng thô tục

(Hoa đào, hoa mận đầu núi đều là thứ thô tục).

2. Cẩu kỷ tăng phòng: Tên một cây thuốc.
3. Mẫu đơn đất Lạc: Đất Lạc Dương (Trung Quốc) là

nơi có hoa mẫu đơn đẹp nhất, nên người ta cũng thường
gọi là Hoa Lạc Dương.

4. Giậu Đào Lệnh: Đào Lệnh tức Đào Tiềm đời Tấn,

làm quan lệnh ở Bành Trạch. Thơ Đào Tiềm có câu: “Thái
cúc đông ly hạ” (Hái hoa cúc ở dưới giậu phía đông).

5. Vườn Linh Quân: Tên chữ của Khuất Nguyên. Thiên

Ly tao của Khuất Nguyên có câu: “Dư ký tư lan chi cửu
uyển hề, hựu thụ huệ chi bách mẫu” (Ta tưới hoa lan chín
uyển, lại trồng hoa huệ trăm mẫu).

39

Vua xem xong bài phú, rất cảm phục, liền chấm

cho Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên.

Năm Hưng Long thứ 16 (1308), Mạc Đĩnh Chi

vâng mệnh triều đình đi sứ nhà Nguyên. Trong
chuyến đi sứ này, nhờ khí tiết cứng cỏi, cùng tài ứng
đối nhanh, biện luận sắc sảo, ông đã làm tăng quốc
thể, làm cho vua quan phương Bắc phải nể phục.

Trước khi đi, ông hẹn một ngày nhất định phái

bộ sẽ đến cửa ải để quan nhà Nguyên mở cửa đón.
Chẳng may, hôm lên đường gặp phải thời tiết
không thuận lợi, thành ra sai hẹn. Lúc tới nơi thì trời
tối, cửa ải đã đóng. Mạc Đĩnh Chi nói mãi, người
Nguyên cũng không chịu cho qua. Sau họ vứt từ
trên ải xuống một vế câu đối, bảo hễ đối được thì
mới mở cửa ải. Câu đối như sau:

Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá

quan.

Nghĩa là:
Qua cửa quan chậm, cửa quan đóng, mời khách qua

đường qua cửa quan.

Thật là một câu đối hiểm hóc, trong có mười một

chữ mà riêng chữ quan nhắc lại tới bốn lần. Chữ quá
nhắc lại ba lần. Mạc Đĩnh Chi cảm thấy rất khó đối,
nhưng nếu im lặng thì e mất thể diện. Ông bèn nhân
cái chuyện khó đối ấy, ứng khẩu đọc một câu rằng:

Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối.
Nghĩa là:
Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, xin tiên sinh đối trước.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.