TRẠNG NGUYÊN VIỆT NAM - Trang 51

48

4. Văn tài và đức độ

Sau khi đỗ Trạng nguyên, Đào Sư Tích được giữ

chức Nhập nội hành khiển, sau được phong tước

Mậu quốc công.

Tháng 12 năm Quý Hợi (1383) đời vua Trần Phế

Đế (1377 - 1388), Đào Sư Tích được Thượng hoàng

Trần Nghệ Tông tin yêu giao cho viết bài tựa tập

sách Bảo hòa dư bút gồm tám quyển nhằm răn dạy

vua nối ngôi.

Lúc này vua Trần rất tin dùng Hồ Quý Ly

1

. Hồ

Quý Ly giữ ngôi thái sư, đã có ý lộng quyền, cướp

ngôi vua. Năm 1392, ông ta viết sách Minh đạo gồm

mười bốn thiên, dâng lên vua, tỏ ý muốn sắp xếp lại

bài vị của Khổng Tử thờ ở Văn Miếu vì theo Hồ Quý

Ly, Khổng Tử chưa phải là tiên thánh nên không

được ngồi chính giữa là vị trí của thiên tử. Sách

Minh đạo còn tỏ ý nghi ngờ Khổng Tử, phê phán một

số nhà hiền triết của Trung Quốc cổ đại.

Nhận thấy đây là một âm mưu của Hồ Quý Ly,

chối bỏ cả đạo nghĩa vua tôi, nhiều vị đại thần trong
triều đã dâng thư can Thượng hoàng không nên
nghe theo Hồ Quý Ly. Hồ Quý Ly bèn lập mưu hãm

_______________

1. Hồ Quý Ly (1336-1407) người làng Đại Lại, huyện

Vĩnh Phúc, phủ Thanh Hóa, nay thuộc Thanh Hóa. Năm
1400, Hồ Quý Ly soán ngôi nhà Trần, lên làm hoàng đế,
đổi tên nước thành Đại Ngu.

49

hại. Đào Sư Tích vì có liên quan đến việc này mà bị
Hồ Quý Ly giáng chức.

Chán cảnh nghịch thần chuyên quyền, Đào Sư

Tích cáo quan về quê dạy học.

Năm 1394 nhà Minh có dã tâm xâm chiếm nước

ta, đưa ra rất nhiều yêu sách, bắt cống nạp nhiều lễ

vật. Vua Trần biết Đào Sư Tích là người có tài ứng

xử, học nhiều hiểu rộng, biết cách bang giao liền

xuống chiếu cho mời ông về triều và cử đi sứ sang

nhà Minh. Bằng tài năng của mình, Đào Sư Tích đã

thuyết phục được vua Minh xóa bỏ các lệ cống nạp

hằng năm giữa nước Việt với nhà Minh.

Ngày 4 tháng 9 năm 1396 Đào Sư Tích qua đời

đột ngột trong thời gian đi sứ. Thi hài ông được đưa

về nước mai táng tại phủ Thiên Trường. Tưởng nhớ

công lao của ông, nhân dân vùng Cổ Lễ đã lập đền

thờ thờ ông cùng với cha là Đào Toàn Bân, gọi là

Đào Sư Tích từ. Ông được phong phúc thần.

Tác phẩm của ông đến nay chỉ còn lại Văn sách

thi đình (Bài văn thi đình), Cảnh tinh phú (Bài phú

sao Cảnh) và bài thơ Quy điền do dòng tộc sưu

tầm được. Tương truyền, ông làm bài thơ Quy điền

khi nhận lệnh triều đình đi chiêu dân lập ấp tại

vùng Đông Trang, nay thuộc Hoa Lư, Ninh Bình.

Nhiều địa phương ở đó đã tôn ông làm Thành

hoàng làng.

Dưới đây là bài thơ Quy điền của Đào Sư Tích:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.