TRẠNG NGUYÊN VIỆT NAM - Trang 53

50

QUY ĐIỀN

Lam Sơn chí thử duyên sinh kế
Canh giá vô ưu bão noãn thân
Ngư võng tuỳ triều thu tiểu lợi
Tàm tang cần tác hữu lương nhân
Hạnh phùng quan lộ nhưng đa họa
Bất thức nhân hòa đại thất chân
Điều lý tảo hồi quan cúc kính
Thiện hành di phúc hậu lai nhân.

Dịch thơ:

VỀ VỚI RUỘNG ĐỒNG

Núi Lam này đến duyên sinh kế
Cày cấy lo gì thiếu thốn đâu
Lợi nhỏ tuỳ giăng triều lưới vó
Ân nhiều bởi gắng lứa tằm dâu
Chen vào quan lộc lo canh cánh
Chẳng thấu lẽ người mất lớn lao
Sớm tỉnh đồng quê về lối tắt
Thiện đường để phúc mãi muôn sau.

(Duy Phi dịch)





51

TRẠNG NGUYÊN NGUYỄN TRỰC

*

(1417 - 1473)

Nguyễn Trực người xã Bối Khê, huyện Thanh

Oai, Hà Tây (nay là Hà Nội), nhưng ông lại được
sinh ra và lớn lên ở quê mẹ là làng Nghĩa Bang,
huyện An Sơn (nay thuộc huyện Quốc Oai, Hà Nội).

Ông đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, niên

hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442), đời vua Lê Thái Tông. Làm
quan trải các chức Thư Trung lệnh, Tri Tam quán sự,
Thừa chỉ viện Hàn lâm kiêm Tế tửu Quốc Tử Giám.
Trong cuốn Lịch triều hiến chương loại chí của Phan
Huy Chú, có chép việc nhân khi đi sứ nhà Minh, gặp
khoa thi, ông bèn ứng thí và đỗ Trạng nguyên, nên
ông còn được gọi là Lưỡng quốc Trạng nguyên.

Đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Trực là một ngôi

đền cổ, dựng bên cạnh chùa Bối Khê.

_______________

* Xem Vũ Ngọc Khánh: Kho tàng về các ông Trạng Việt

Nam, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2010; Từ điển Văn
học Việt Nam,
Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2004; Trần Hồng
Đức (Biên soạn): Các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa
qua các triều đại phong kiến,
Sđd.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.