TRẠNG NGUYÊN VIỆT NAM - Trang 55

52

Cha Nguyễn Trực là Nguyễn Thì Trung người

làng Bối, có lẽ nơi dựng lều là nền nhà cũ của gia
đình họ Nguyễn có danh vọng từ thời Trần Trùng
Quang (1409-1413). Ông tổ của Nguyễn Trực là
Nguyễn Hữu, dưới triều Trần giữ chức Hàn lâm thị
giảng kiêm Thẩm lĩnh viện sứ. Ông nội là Nguyễn
Bính giữ chức Nho học huấn đạo. Nguyễn Thì
Trung là người có tài văn học, nối dõi được gia
phong. Đương lúc đời nhuận Hồ, quân nhà Minh
tiến sang xâm lược. Nguyễn Thì Trung không hợp
tác với giặc, lánh về phía Tây ở thôn Tiểu Động
Mộng, làng Nghĩa Bang (xã Nghĩa Hương, huyện
Quốc Oai, thành phố Hà Nội ngày nay). Sau khi Lê
Lợi bình định được cả nước, hạ chiếu tìm những
người hiền tài còn bị bỏ sót, biết Nguyễn Thì Trung
là người có văn tài đức hạnh, nhà vua mời về kinh
sư nhận chức Thư khố ở Quốc Tử Giám. Sau cụ già
yếu xin về dạy học trò, giảng sách cho con là
Nguyễn Trực. Gần xa nhiều người theo học. Mẹ
Nguyễn Trực họ Đỗ ở làng Nghĩa Bang. Nguyễn
Trực được mẹ sinh ra ở am núi Phật Tích (là núi Sài
Sơn ngày nay). Trên núi có chùa và động. Đằng
trước có hồ lớn, phía sau có lầu treo chuông. Có quả
chuông của thầy chùa Từ Đạo Hạnh đúc vào năm
Long Phù nguyên hóa thứ 9 triều Lý Nhân Tông
(1109) nơi mà Tĩnh Đô Vương đã ngợi ca: “Ta thích
chỗ này vì núi không cao lắm mà đẹp đẽ, nước
không sâu lắm mà trong mát”. Nguyễn Trực ảnh

53

hưởng ở truyền thống gia đình, được sống bên cạnh
núi non kỳ vĩ ấy, nên ông hiếu học từ bé. Gia đình
tuy vào bậc công thần nhưng rất thanh bạch. Nhà
nghèo, Nguyễn Trực thường chăn trâu giúp đỡ cha
mẹ. Lúc bé thông minh, học giỏi, xem rộng các sách.
Nhiều khi ngồi trên mình trâu mà tay không rời
cuốn sách. Vừa chăn trâu vừa treo sách vào sừng
trâu học (ngưu giác quải thư) không biết mệt mỏi.
Mười hai tuổi giỏi văn, mười tám tuổi đỗ đầu thi
Hương ở Sơn Tây. Ngày mồng 8 thi trường nhất đỗ
loại ưu; ngày 18 thi trường nhì đỗ loại giỏi, ngày 24
thi trường ba đỗ cao; và ngày 24 tháng 8 thi trường
tư đỗ xuất sắc. Cứ thế cho đến năm Đại Bảo thứ 3
(1442), đời vua Lê Thái Tông tháng ba thi Hội, thi
Đình lấy tam khôi: Nguyễn Trực thi đỗ đệ nhất Tiến
sĩ, bảng vàng treo ở ngoài cửa Đông Hoa, đứng đầu
33 Tiến sĩ khoa thi năm ấy. Ông được phong là
Trạng nguyên mở đầu cho triều Lê sơ. Vua Lê Thái
Tông ban áo mũ và ngựa tốt vinh quy về làng. Đến
đời vua Lê Nhân Tông (1443-1459), niên hiệu Thái
Hòa năm Quý Hợi, ông nổi tiếng về văn chương,
nên được bổ làm Trực học sĩ Viện Hàn Lâm kiêm
Vũ kỵ đô úy. Ít lâu sau được thăng An phủ sứ phủ
Nam Sách, khi về triều được bổ chức Thị giảng,
thăng đến Trung thư thị lang (phẩm trật vào hàng
tòng tam phẩm) ở sảnh Trung thư.

Sau, ông được nhà Lê cử đi sứ nhà Minh, gặp

khoa thi, Nguyễn Trực muốn cho nhà Minh biết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.