TRẠNG NGUYÊN VIỆT NAM - Trang 57

54

tài học của dân ta, nên xin dự thi. Vua Minh phải
khen ngợi “đất nào cũng có nhân tài”, lại cho đỗ
Trạng, nên đời bấy giờ gọi Nguyễn Trực là Trạng
nguyên hai nước (Lưỡng quốc Trạng nguyên).
Năm Diên Ninh thứ 2 (1454) đời vua Lê Nhân
Tông, gặp lúc triều đình rối ren về chuyện tranh
quyền đoạt vị, nhân lúc có đại tang, Nguyễn Trực
xin cáo quan về quê. Hàng ngày làm thuốc, đọc
sách không biết mệt mỏi, và mở trường dạy học
trò. Bấy giờ học trò trong hạt theo học có đến hàng
nghìn. Sau khi mãn tang, sứ Minh sang, vua vời
ông về kinh giữ việc tờ bồi qua lại với sứ Minh.
Ông họa thơ lưu biệt sứ Minh 50 vận, làm vẻ vang
cho quốc thể. Sứ Minh là Hoàng Gián, rất mực
thán phục văn chương uyên bác, tài trí hơn người
của Nguyễn Trực.

Tác phẩm của ông gồm có Trừ Liêu tập (tập thơ

Trừ Liêu); Ngu nhàn tập (tập thơ Vui nhàn); Kinh
nghĩa chư văn tân tập
(tập sách mới về các bài văn
kinh nghĩa), nhưng hiện nay đã thất lạc. Nhà sử học
Phan Huy Chú trong tác phẩm Lịch triều hiến chương
loại chí
đã đánh giá thơ Nguyễn Trực là “Lời và ý
đều thanh nhã, đáng ưa”.

Vua Lê Nhân Tông sai trung sứ cùng thợ vẽ tới

nhà Nguyễn Trực vẽ truyền thần, để bên cạnh chỗ
ngồi của vua, để tỏ rằng vua yêu dấu không lúc nào
quên được. Khi vua Lê Nhân Tông băng hà, Nguyễn
Trực thảo văn tế, lời lẽ thống thiết, nói lên công đức

55

của các tiên đế đã từng chiến thắng quân Minh, giữ
nền độc lập cho xã tắc.

Khi vua Lê Thánh Tông lên ngôi, Nguyễn Trực

càng được vua yêu quý. Vua Lê Thánh Tông là ông
vua chuộng văn chương, đứng đầu “Tao đàn nhị
thập bát tú”, tự xưng là Tao đàn Đô Nguyên súy,
Thân Nhân Trung, Đông các Đại học sĩ là Tao đàn
Phó Nguyên súy, đã từng ca ngợi Nguyễn Trực
“Lấy văn chương được các triều trí ngộ mà khiêm
tốn kính cẩn giữ vẹn trước sau”. Lê Thánh Tông
cho người đem bộ Thiên nam dư hạ tập đến tận chỗ
ở của Nguyễn Trực để Nguyễn Trực đọc và phẩm
bình. Điều này cho thấy nhà vua quý trọng
Nguyễn Trực đặc biệt như thế nào! Năm đầu
Quang Thuận (1460) Nguyễn Trực được bổ Tuyên
phụng đại phu, Trung thư lệnh, ở hàng quan văn
rất to. Mấy lần xin về trí sĩ, vua không cho về.
Nhân dịp này, ông làm một bài thơ, phần để tạ ơn
vua, phần để tỏ nỗi nhớ tiếc không được ngắm
cảnh cày bừa đầu xuân ở quê hương:

Bệnh thừa ân chiếu hứa lưu kinh,
Quy kế như kim nhất vị thành.
Hà nhật tây sơn, sơn hạ lộ,
Soa y tiểu lạp khán xuân canh.

Dịch nghĩa:

Có bệnh, nhờ ơn vua lưu lại ở kinh,
Tính đường về mà đến giờ vẫn chưa về được.
Biết ngày nào được đi con đường ở núi phía Tây,
Đội nón nhỏ, mặc áo tơi đi xem cày ruộng ngày xuân.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.