TRẠNG NGUYÊN VIỆT NAM - Trang 58

56

Nguyễn Trực thường khuyên can vua những

điều nên làm và không nên làm, Lê Thánh Tông có
lúc giận, nhưng thấy ông là người trung trực nên
cũng rất nể vì, vẫn giữ ông ở lại triều đình. Nguyễn
Trực bèn than thở:

Đại đình tằng đối tam thiên tự,
Phù thế hư kinh ngũ thập niên.
Bất thị vô tâm lai cấm tỉnh,
Chí nhân đa bệnh ức điền viên.

Dịch nghĩa:

Ở sân vua từng làm bài đối sách 300 chữ,
Trải 50 năm trời ta sống không toại nguyện,
Không phải là vô tâm với nơi cung cấm nhà vua,
Vì chưng lắm bệnh, nhớ cảnh ruộng vườn.

Nguyễn Trực là người đỗ đại khoa mà không

màng công danh phú quý, thường muốn về với
mảnh ruộng, góc vườn, dạy học, làm thuốc cứu giúp
nhân dân. Cho đến khi mất ông vẫn giữ được tấm
lòng trong sạch.

Trạng nguyên Nguyễn Trực mất năm 1473, đúng

vào lúc tài năng đang ở độ chín muồi.



57

TRẠNG NGUYÊN NGUYỄN NGHIÊU TƯ

*

Nguyễn Nghiêu Tư tự Quân Trù, hiệu Tùng

Khê, người xã Phù Lương, huyện Võ Giàng, phủ Từ

Sơn, trấn Kinh Bắc (nay là thôn Phù Lương, xã Phù

Lương, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh).

Ông đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Thìn (1448), đời

vua Lê Nhân Tông.

Làm quan đến chức Thượng thư chưởng lục bộ.

Hiện tác phẩm của ông còn lại hai bài thơ chữ

Hán chép trong ʺToàn Việt thi lụcʺ

1

.

GIAI THOẠI

VỀ TRẠNG NGUYÊN NGUYỄN NGHIÊU TƯ

1. Lớn lên con sẽ làm Trạng

Tương truyền, cha của Nguyễn Nghiêu Tư làm

_______________

* Chưa rõ năm sinh, năm mất của Trạng nguyên Nguyễn

Nghiêu Tư.

1. Toàn Việt thi lục: Bộ hợp tuyển thơ chữ Hán do nhà

bác học Lê Quý Đôn biên soạn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.