TRẠNG NGUYÊN VIỆT NAM - Trang 83

80

Vũ Kiệt trả lời (đối sách):

“... Thần nghe: Cái học của người xưa nhất thiết

phải có thầy, người thầy làm nhiệm vụ truyền đạo,

thụ nghiệp nêu lên những chỗ nhầm lẫn, giải thích

những điều tồn nghi trong sách vở. Các ngành, các

nghề, ngay cả những nghề vụn vặt cũng không thể

không có thầy được, huống hồ người theo học đạo

Nho? Bệ hạ thường lo nghĩ Nho thuật không được

xem trọng, thì giáo hóa không được sáng sủa, nhân

tài không phát triển, không lấy gì làm chỗ dựa cho

cương thường, dẫn dắt theo nguyên khí của quốc

gia... Ngoài ra còn kính trọng học quan và việc nêu

khuôn mẫu của người thầy lại càng trọng hơn.

Là kẻ sĩ phải thấy rằng mình được vinh hạnh,

càng chăm lo việc thực học. Trong lúc chưa thành

đạt thì sống theo đạo lý thông thường để chờ thời

gặp mệnh. Không để mất phẩm chất riêng của

mình. Lúc đã được tin dùng thì phải giữ đúng danh

vị và làm việc thực sự, không thể để mất cái điều mà

mình hằng mong muốn, như thế mới có thể được”.

“... Không thể không có những con người ngồi

đúng chỗ, dung mạo đoan trang, sáng rõ nghĩa lý

sách vở, tu chỉnh nết na...”.

“... Tất cả đều bởi cái đạo làm thầy được đứng

vững nên người tốt được nhìn ra”.

Vũ Kiệt cũng nêu những tồn tại của giáo dục

lúc bấy giờ cả phía thầy dạy và học: Nhưng cũng

81

có khá nhiều người làm thầy, tư chất kém cỏi, văn
vẻ vụng về. Cái mà người học trò cần có là sự
uyên bác, nhưng người thầy lại có kẻ nông xoàng,
tài cán thô thiển. Đạo làm thầy không vững vàng
như thế thì còn lạ gì khi thấy sĩ tử xấu hổ trong
việc đi học?

“... Hiện tại việc học của nho sĩ hẳn đều như

việc học của cổ nhân chứ? Sự trình bày của họ
chẳng qua là sự rườm rà theo cách cắt gọt vẽ vời,
sách vở chứa đầy trên án nhưng phần nhiều là
hình trạng của gió mây...”.

“... Tâm thuật đã mất trước khi ra làm quan rồi,

thì sau khi ra làm quan còn tìm sao được cái tiết
tháo và phong độ của họ...”.

“... Cái thói quen bị kẻ sĩ buông trôi theo dòng tệ

tục như thế thì còn gì khi họ đạt được danh vị ở
triều đình nên ít người thuận theo lễ nghĩa...”.

Vũ Kiệt cũng vạch ra hướng để khắc phục

những tồn tại ấy:

“Thần mong bệ hạ: Đạo làm thầy phải được

tuyển chọn kỹ càng. Việc nuôi dạy sĩ tử phải được
nghiêm nghị đúng hướng”.

“Tìm nhân tài trước hết phải chú ý đến mặt đức

hạnh, phế truất kẻ phù hoa...”.

“Nếu như dùng lời gian dối để trau chuốt thì

dứt khoát không dùng. Người dám nói thẳng... thì
có thể thu nhận...”.

“Khoa mục tuy có thể trọng dụng, nhưng dựa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.