TRẠNG NGUYÊN VIỆT NAM - Trang 85

82

vào cái danh tiến sĩ mà phụ họa theo kẻ xấu, nhiều
mánh lới như bè lũ Tô Nguyên thì bỏ hẳn”.

“Nho thuật tuy có dùng, nhưng tự phụ cho rằng

mình đã đọc hết sách vở, dùng văn học để đưa nước
đến chỗ sai lầm như bọn Vương An Thạch thì trừ
đuổi không thể gần gũi họ được...”.

Về việc chống quan lại tham nhũng, sách vấn

của nhà vua hỏi:

“Trẫm lo lắng cho cái thói tham lam làm đổi

thay phong tục, nên đặt chức đình úy để xét tra
những điều gian dối của bọn quan lại, thưởng
người liêm khiết để khuyến khích họ làm những
việc tốt. Thế nhưng người có chức vị vẫn không
trong sạch, gió thổi bóng theo. Bọn viên chức nhỏ
tự làm những điều ô nhục, ngày càng lan tràn. Dân
càng nghèo mà đóng góp ngày càng lắm, pháp luật
càng nghiêm mà kẻ gian ngày càng nhiều. Việc
quân cơ, việc chính sự biến đổi rối rắm. Của cải
xuất kho lại rơi vào tay bọn tham nhũng, thật
chẳng có lúc nào mà quá như lúc này.

Hãy nêu nguyên nhân sinh ra những tệ hại ấy,

bằng cách nào để sửa đổi và có tin là sửa đổi được
không?”.

Vũ Kiệt trả lời:
“Thần cho rằng: Câu hỏi của bệ hạ là muốn để

tâm làm trong sạch mọi dòng vẩn đục, và mong
muốn các quan noi theo đó để làm chuẩn mực. Thần
nghe lời giải thích trong kinh Xuân Thu “sự thành

83

bại của quốc gia là xuất phát tự sự trung thực hay
gian tà của các quan”.

Quan lại thất đức, việc ăn hối lộ được đưa ra ánh

sáng thì thói tham lam không thể phát triển mãi
được...”.

Vũ Kiệt cũng chỉ ra nguyên nhân có tính chất rất

chung của cái xấu ở con người:

“Con người sinh ra không thể không có sự ham

muốn, nếu con người không làm chủ được sự ham
muốn ấy thì sẽ sinh ra rối loạn”.

Và trong điều kiện lúc bấy giờ:
“Vả lại gần đây, trong thời Thái Hòa Diên Minh

trị vì, con người sống lâu trong thời bình, nên có
phần sơ xuất về màng lưới ngăn cấm trong đời sống
hàng ngày. Trong khi làm việc công thì thường quan
hệ tới việc quà cáp, tết nhất, dùng của đút lót làm lễ
vật hàng ngày, giày dép, quần áo diêm dúa, tiêu pha
hoang phí, tệ tham nhũng tích tụ thành thói quen,
điềm nhiên cho đó là việc thường...”.

Vũ Kiệt vạch ra những cách khắc phục:
“Thần thấy tuy bệ hạ nghiêm khắc trong việc tra

xét kẻ gian, tín cẩn biểu dương người tốt nhưng chưa
vạch trần bộ mặt của đám tiểu nhân được...”.

“Thần thấy trong Kinh lễ có câu: “Đại thần giữ

phép, tiểu thần sẽ liêm chính” là có ý nói những việc
làm của quan cấp cao thực để cho cấp dưới xem xét
và noi theo...”.

“Lấy lý mà nói thì bọn tiểu lại, bọn trộm cướp còn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.