4
"T
ôi tên Đến, thứ sáu. Bà con trong ấp gọi tôi là Sáu Đến. Chú ở
tạm ngoài này. Ở trong nhà không tiện, người ra vô dễ lộ. Hàng ngày tôi lo
cơm cháo cho chú… Khi nào chú liền các vết thương tôi sẽ tìm cách móc
nối đưa chú lên xanh. Nếu có đau ráng đừng kêu nghe chú”.
Nằm trên tấm đệm trải manh chiếu, y lặng lẽ quan sât người đàn ông
mang tên Sáu Đến. Ánh nắng xuyên qua một lỗ thủng trên vách, đủ để y
nhận biết ông Sáu không còn trẻ nữa. Y cũng không tiện hỏi bằng cách nào
ông Sáu đưa được y từ ngoài cánh đồng mía vào nhà, qua mặt được dân
làng và tụi tề ngụy trong ấp. Hẳn phải có người trợ giúp? Họ phải là người
trời xuống giúp y thoát khỏi kiếp nạn này…
Ông Sáu Đến là người ít nói. Vào lúc đêm khuya, ông mới lẻn vào nơi
trú ẩn của y mang cháo, mang cơm, sữa và một phích nước nóng. Bộ kim
tiêm đã được ông Sáu khử trùng sẵn, tiêm cho y những mũi thuốc kháng
sinh và thay băng cho y. Sự giao cảm của y với ông Sáu chỉ qua ánh mắt và
những cái gật, cái lắc đầu. Bộ quần áo bộ đội giải phóng của y cũng đã
được ông Sáu cởi ra và mặc cho y bộ bà ba đen, đã bạc màu. Bộ quần áo
rộng thùng thình, hẳn là của ông Sáu.
Y đã có thể nhúc nhắc được tay chân. Nẹp đã được tháo ra. Khi cần
tiểu tiện, đại tiện y đã có thể lết nhẹ vào góc nhà đã để sẵn ở đấy cái bô có
nắp đậy. Y biết chắc điều này. Gia đình ông Sáu không hẳn chỉ có một
mình ông. Thỉnh thoảng, y vẫn nghe tiếng ông Sáu gọi “Xíu ơi! Vô giúp
ông…”, “Xíu, sang nhà chú Hai mượn cho ông cái cưa…”. Cái người tên
Xíu ấy, hẳn là cháu ông. Nghe giọng nó đáp lại ông già, như giọng con nít.
Nơi y được ông Sáu giấu là căn nhà ọp ẹp, tựa như nhà kho, nhà chứa
tro. Bên trong ngôi nhà chỗ để cuốc xẻng,chỗ ngăn ra chứa tro trấu ngổn
ngang thúng mủng. Từ gian nhà lớn xuống đây còn phải qua một gian nhà