Trang Tử và Nam Hoa Kinh
Nguyễn Hiến Lê
Tạo Ebook:
Nguyễn Kim Vỹ
Nguồn truyện: vnthuquan.net
Giày mà thật thích hợp thì làm cho ta quên chân mình đi, dây lƣng mà thật thích hợp thì làm cho ta
quên ngang lƣng mình đi, tâm tình thật thích hợp thì ta quên cái phải cái trái đi [không phân biệt phải
trái nữa]. Không thay đổi trong lòng, không theo ngoại vật, luôn luôn thích hợp với việc. Có khả
năng thích hợp thì không gì không thích hợp đƣợc mà không hay rằng mình đã thích hợp với vật.
13
Có một ngƣời tên là Tôn Hƣu đích thân lại Biển Khánh Tử 988 [26] phàn nàn rằng:
- Trong làng tôi không ai bảo rằng tôi không sửa mình; gặp cảnh hoạn nạn không ai bảo rằng tôi
không can đảm, vậy mà tôi làm ruộng thì không trúng mùa, thờ vua thì không gặp thời vận, lại bị
làng mạc bài xích, châu quận đuổi bỏ. Tôi có tội gì mà gặp nhiều xui xẻo nhƣ vậy hởi trời?
Biển Tử bảo:
- Chú có biết hành vi sửa mình của bậc chí nhân không? Bậc chí nhân quên mình có gan, có mật,
không để ý tới tai và mắt, vƣợt ra ngoài cỏi trần tục, không biết gì cả, tiêu dao ở cảnh giới vô vi. Nhƣ
vậy là hành động mà không trông ở kết quả, cải hoá vạn vật mà không bó buộc chúng. Nay chú khoe
tri thức của chú để loè kẻ ngu, sửa mình để làm nổi bậc những lỗi của ngƣời khác, ra vẻ rực rỡ nhƣ
ngƣời cầm mặt trời mặt trăng mà dạo ngoài đƣờng. Thân thể chú còn toàn vẹn, chú còn đủ chín lỗ
989 [27] , vào tuổi trung niên mà không điếc, đui, thọt, so với nhiều ngƣời, chú nhƣ vậy là có phƣớc
đấy, sao còn oán trời? Thôi, chú đi đi.
Tôn Hƣu về rồi, Biển Tử trở vô, ngồi một lát, ngƣớc lên nhìn trời, thở dài. Đệ tử hỏi:
- Sao thầy thở dài vậy?
Biển Tử đáp:
- Lúc nãy Tôn Hƣu tới, thầy đem đức hạnh của bậc chí nhân ra giảng cho hắn nghe. Thầy sợ hắn sẽ
kinh hoảng mà đâm ra mê hoặc mất.