Trang Tử và Nam Hoa Kinh
Nguyễn Hiến Lê
Tạo Ebook:
Nguyễn Kim Vỹ
Nguồn truyện: vnthuquan.net
Đệ tử thƣa:
- Chúng con không nghĩ vậy. Nếu lời của Tôn Hƣu đúng, lời của thầy sai thì lời sai làm sao mê hoặc
đƣợc lời đúng. Nếu lời của Tôn Hƣu sai, lời của thầy đúng thì ông ta tới, ông ta đã mê hoặc rồi, có gì
đâu mà thầy phải tự trách mình.
- Không phải vậy. Trƣớc kia có một con chim đáp xuống ngoài thành nƣớc Lỗ. Vua Lỗ mừng lắm,
làm lễ thái lao, đặc tiệc khoảng đãi nó, bảo tấu nhạc Cửu Thiều để cho nó vui. Nhƣng con chim dớn
dát, âu sầu, không dám ăn, không dám uống. Đó là dùng cách phụng dƣỡng mình mà nuôi chim.
Muốn lấy cách nuôi chim mà nuôi chim thì phải cho nó ở trong rừng sâu trôi nổi trên sông hồ, tự nó
lựa thức ăn, rồi bay lƣợn trong đồng. 990 [28]
Tôn Hƣu là kẻ kiến thức hẹp hòi, mà thầy đem đức hạnh của bậc chí nhân giảng cho hắn thì không
khác gì dùng xe ngựa để chở một con chuột nhỏ, hoặc nổi chuông trống mà tấu nhạc cho chim “án”
991 [29] nghe. Làm sao những con vật đó không hoảng sợ cho đƣợc?
*
(Chương này và chương sau có nhiều điểm giống nhau nên sẽ có nhận định chung ở cuối chương
sau)
Chú thích:
992[1] Nguyên văn: là chữ “sinh” (sống), có tác giả bảo phải đọc là “tính”. [Sinh: 生, Tính: 性 -
Goldfish]
993[2] Đại ý bài này này là: Ai hiểu đƣợc sự sống thì đừng quan tâm tới sức khoẻ, tuổi thọ, tức
những cái không luôn luôn tuỳ theo ý muốn của ta. Nhƣ vậy tránh đƣợc lo lắng mà vui sống và sống
lâu đƣợc.