Trang Tử và Nam Hoa Kinh
Nguyễn Hiến Lê
Tạo Ebook:
Nguyễn Kim Vỹ
Nguồn truyện: vnthuquan.net
XXXIII
--
Thiên hạ
Cũng theo Hoàng Cẩm Hoành, ngƣời đầu tiên nêu ra vấn đề chân nguỵ trong Trang tử là Tô Đông
Pha đời Tống. Đại khái Tô bảo Trang có ý bênh vực Khổng tử mà lời văn thì lại không phải vậy. Bề
ngoài thì công kích, mà bề trong là ngầm giúp đỡ (…). Nhƣ chƣơng Thiên hạ phê bình các đạo thuật
từ Mặc tử đến Bành Mông, Thận Đáo, Lão, Trang, mà không hề nhắc đến Khổng tử, nhƣ vậy là cực
tôn sùng Khổng tử. 28 [2]
Nhƣng lại có những chƣơng Đạo chích, Ngƣ phủ thì rõ ràng công kích Khổng tử. Còn những chƣơng
Nhƣợng vƣơng, Thuyết kiếm thì lời thô thiển, bỉ lậu, không hợp nghĩa lí. Vậy Tô đã nghi ngờ bốn
chƣơng đó (Đạo chích, Ngƣ phủ, Nhƣợng vƣơng, Thuyết kiếm) do ngƣời đời sau nguỵ tác.
Sau Tô, số học giả nghi ngờ sự nguỵ tác trong Trang tử càng ngày càng nhiều.
Chẳng hạn nhƣ La Miễn Đạo và Tống Liêm đều đồng ý với Tô; riêng La còn ngờ hai chƣơng Khắc
ý, Thiện tính nữa, vì lời cũng nông cạn, không phải của Trang.
Trịnh Viện (đời Minh) hoài nghi thêm hai chƣơng Mã đề, Khƣ khiếp, và cho rằng chỉ có bảy chƣơng
trong Nội thiên là của Trang tử, còn hai mƣơi sáu chƣơng kia đều do môn đồ của Trang viết rồi thêm
vào.
Sau đó, Vƣơng Phu Chi, Diêu Nại, Vƣơng Tiên Khiêm đều bảo Ngoại thiên không phải của Trang
tử.
Gần đây, vấn đề chân nguỵ ngày càng phân tích kĩ hơn nữa, nhƣ La Căn Trạch trong Chư tử Khảo
sách (Nhân dân xuất bản xã – 1958). Hoàng Cẩm Hoành trong Trang tử độc bản đã làm một bản liệt
kê ý kiến của mỗi nhà về sự chân nguỵ của mỗi thiên. Đại khái thì ai cũng nhận rằng Nội thiên của
Trang tử (trừ một số bài) còn Ngoại thiên và Tạp thiên thì đại đa số của ngƣời đời sau.
Nhƣng tôi nhận thấy điều này: cơ hồ tất cả các học giả đều xét tổng quát từng chƣơng để xem
chƣơng nào trong Ngoại thiên và Tạp thiên là của Trang hay của môn phái Trang, môn phái Lão;
chƣa ai đặt thành vấn đề rằng mỗi chƣơng có thể do nhiều ngƣời viết, hỗn tạp chứ không nhất trí.