TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 38

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

Nội thiên có nhiều đặc điểm, khác hẳn Ngoại và Tạp thiên:

1. Nội thiên có tính chất nhất quán:

Chƣơng I đƣa ra một quan niệm về hạnh phúc: thảnh thơi tự tại; và cho ta biết làm sao thì có thể

hoàn toàn tự do mà thảnh thơi tự tại đƣợc.

Chƣơng II bàn về lẽ mọi vật trong vũ trụ đều tuyệt đối bình đẳng, không vật nào quí, không vật nào

tiện, hơn nữa không có cả thị phi, chung thuỷ, thiện ác nữa, mình và vật nữa.

Chƣơng III chỉ cho ta phép dƣỡng sinh để có thể hƣởng đƣợc tuổi trời (chung kì thiên niên) mà sống

cuộc đời vui thú.

Chƣơng IV chỉ cho ta phép xử thế trong thời loạn.

Chƣơng V đƣa ra một tiêu chuẩn về bậc chí đức: Theo thiên tính, trút bỏ hết thế tính.

Chƣơng VI luận về Đạo và sự đắc Đạo.

Chƣơng VII thuộc về chính trị luận, đại ý là các đế vƣơng trị thiên hạ phải vô vi, nghĩa là hƣ tâm,

thuận theo lẽ tự nhiên mà không dùng cơ trí.

Nhƣ vậy trong phần Nội thiên chúng ta đƣợc thấy quan niệm của Trang về vũ trụ, tri thức, nhân sinh,

chính trị, đủ thành một hệ thống triết lí. Nhiều học giả thời trƣớc đã nhận thấy tính nhất quán đó.

Chử Bá Tú 29 [3] bảo:

“Nội thiên bắt đầu chƣơng Tiêu dao du và kết thúc bằng chƣơng Ứng đế vương, cho thấy điều quan

trọng trong đạo học là cầu ở chính mình thì gặp cảnh nào cũng vui, rồi sau quan sát vạn vật ở ngoài

sẽ thấy mọi vật đều ngang nhau (tề); thấy vật ngang nhau rồi thì mình quên mình đƣợc; tự quên mình

đó là chủ yếu của phép dƣỡng sinh. Dƣỡng sinh để cho mình sung sƣớng, ứng vật để cho vật phát

triển tự nhiên (thiện vật), hai việc đó đều cần có đức sung mãn, đức sung mãn thì vạn vật phù hợp mà


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.