TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 45

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

gọi là hữu phái); có nhà cực đoan, muốn đạp đổ mọi tổ chức xã hội, bỏ đạo đức, nhân nghĩa, lễ nghi,

“tuyệt thánh khí trí” mà trở về thời nguyên thuỷ (La Căn Trạch gọi là tả phái); lại có các nhà chủ

trƣơng ở ẩn, tu tiên, họ thuộc về phái Đạo gia ở đầu đời Hán, thờ Thái Thƣợng Lão Quân và Lão tử,

Trƣơng Đạo Lăng 34 [8] , nhƣng không tìm hiểu triết học của Lão, chỉ lo dùng bùa, phép, luyện đan

để trƣờng sinh.

* lại có một số tác giả chịu ảnh hƣởng cả Lão, Trang lẫn của Khổng, muốn dung hoà, phân biệt đạo

Trời thì vô vi, đạo ngƣời thì hữu vi, hoặc chủ trƣơng vua nên vô vi mà bề tôi thì hữu vi,

* một số khác đứng hẳn về Khổng phái, bảo phải phân biệt quí tiện, vì trời đất kia còn có tôn ti (trời

cao, đất thấp) huống hồ là ngƣời, thật là trái hẳn với chủ trƣơng của Trang. Tác giả bài đó (XIII.4)

mà đứng chung với tác giả bài Tề vật luận, trong một bộ mang tên Trang tử thì thật là mỉa mai,

* lạ lùng hơn nữa là có một số chịu ảnh hƣởng của Pháp gia, trọng công nghệ, dùng hình danh

thƣởng phạt để trị dân.

Ba chƣơng XII (Thiên địa), XIII (Thiên đạo) và XIV (Thiên vận) có thể tiêu biểu cho sự hỗn tạp về

tƣ tƣởng trong Ngoại thiên và Tạp thiên.

- Điểm thứ ba là sự hỗn tạp đó chẳng những hiện trong mỗi thiên (Ngoại và Tạp) mà nhiều khi trong

cả từng chƣơng nữa. Ba chƣơng VIII, IX, X tƣơng đối thuần nhất; tới chƣơng XI (Tại hựu) đã bắt

đầu thấy hỗn tạp rồi: quan niện đối với thánh nhân trong bài 6 chƣơng đó trái ngƣợc với quan niệm

chung trong chƣơng, rõ ràng là của ngƣời sau viết rồi thêm càng vào. Nội dung chƣơng XXI còn

phức tạp hơn (coi nhận định ở cuối chƣơng đó, phần III).

Tạp thiên lại hỗn tạp hơn Ngoại thiên nhiều: trong số 11 chƣơng (từ XXIII đến XXXIII) có tới bốn

chƣơng: XXIV, XXV, XXVI, XXVII, gồm toàn những tạp văn ngắn không liên lạc gì xa gần với với

nhau cả. Nhất là hai chƣơng XXIV (Từ Vô Quỉ) và XXXII (Liệt Ngự Khấu) rõ ràng là do ngƣời đời

sau lƣợm lặt ở nhiều nơi rồi tiếc rẻ, gom lại chung cho khỏi mất. (Coi nhận định về hai chƣơng đó ở

phần IV).

Có thể vì tính cách hỗn tạp đó, nên ngƣời ta mới gọi thiên đó là Tạp chăng?


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.