TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 46

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

Thiên đó còn hỗn tạp ở điểm có bài rất hay mà có những bài rất dở. Nhiều bài trong những chƣơng

Ngoại vật (XXVI), Ngụ ngôn (XXVII), nhất là trọn chƣơng cuối (Thiên hạ) bút pháp cao, trái lại

những chƣơng Nhƣợng vƣơng (XXVIII), Đạo chích (XXIX), Thuyết kiếm (XXX), Ngƣ phủ (XXXI),

nhƣ Tô Đông Pha và Vƣơng Phu Chi đã nhận thấy, bút pháp quá thô lậu, không xứng đƣợc đứng

chung trong một bộ với những chƣơng Tiêu dao du, Tề vật luận.

Ngoại thiên cũng có mấy chƣơng hỗn tạp, mà bút pháp cũng không đều: những chƣơng Thu Thuỷ

XVII, Sơn mộc XX, Đạt sinh XIX, nghệ thuật cao hơn Tại hựu XI, Thiên địa XII, Khƣ khiếp X,

v.v…; nhƣng sự cách biệt đó không quá nổi bật nhƣ trong Tạp thiên.

- Sau cùng Ngoại thiên và Tạp thiên còn khác với Nội thiên ở vài điểm nhỏ này nữa:

* Nhƣ Vƣơng Phu Chi đã nhận thấy, Nội thiên có một giọng nhã nhặn, ôn hoà đối với Nghiêu,

Thuấn, Khổng tử. Ngoại và Tạp thiên có giọng quá khích, khen thì khen quá, nhƣ chƣơng XXXIII

(Thiên hạ) hoặc bài XII.9 (gọi Khổng tử là phu tử) mà mạt sát thì mạt sát kịch liệt nhƣ chƣơng XXIX

(Đạo chích).

* Trong Nội thiên, có chỗ cho Lão lên tiếng nhƣ bài V.3, nhƣng đó chỉ là truyện tƣởng tƣợng, tuyệt

nhiên không dẫn một lời nào trong Đạo Đức kinh cả, vì kinh này thời Trang tử có lẽ chƣa xuất hiện,

hoặc mới xuất hiện mà Trang không đƣợc đọc; trái lại trong Ngoại thiên, chúng ta thấy chƣơng Khƣ

khiếp dẫn Đạo Đức kinh bốn lần, Tại hựu dẫn hai lần, Thiên địa hai lần, Thiên đạo một lần, Chí lạc

ba lần, Đạt sinh một lần, Sơn mộc hai lần, Điền Tử Phƣơng một lần, Trí bắc du ba lần; và trong Tạp

thiên, Canh Tang Sở dẫn hai lần, Tắc dƣơng một lần, Ngụ ngôn một lần, Thiên hạ một lần 35 [9]

(Coi Lão tử độc bản của Dƣ Bồi Lâm – Tam dân thƣ cục – 1973). Điều đó đủ tỏ rằng Ngoại và Tạp

thiên xuất hiện sau thời Trang tử.

* Ngoại và Tạp thiên có nhiều bài chép trong các sách khác nhƣ Sử kí của Tƣ Mã Thiên, nhất là Liệt

tử, còn trong Nội thiên chỉ có mỗi một bài phỏng theo Luận ngữ nhƣ trên tôi đã dẫn. Nhƣ vậy ta thấy

Ngoại và Tạp do nhiều ngƣời viết vào nhiều thời đại và ngƣời sau thu thập lại mà không cân nhắc kĩ

lƣỡng.


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.