Trang Tử và Nam Hoa Kinh
Nguyễn Hiến Lê
Tạo Ebook:
Nguyễn Kim Vỹ
Nguồn truyện: vnthuquan.net
- Chó trắng là chó đen 1641 [58] .
- Con ngựa con mồ côi chƣa từng có mẹ 1642 [59] .
- Cái gậy dài một thƣớc, mỗi ngày chặt một nửa, vạn đời cũng không hết 1643 [60] .
Bọn biện luận gia dùng những lí luận nhƣ trên mà tranh biện với Huệ Thi, suốt đời không hết.
Những biện luận gia nhƣ Hoàn Đoàn, Công Tôn Long 1644 [61] , đều khéo dùng nguỵ biện mà làm
mê hoặc lòng ngƣời, thay đổi ý nghĩ của họ, nhƣng chỉ làm cho họ thua, không đáp đƣợc, chứ không
làm cho họ tâm phục; đó, bọn biện luận gia tự hạn chế mình nhƣ vậy. Huệ Thi suốt ngày dùng tài trí
của mình để tranh biện, với ngƣời khác. Nghe ông nói chuyện tƣởng đâu là bậc rất hiền minh. Ông
bảo: “Trời đất vĩ đại thay!” (là muốn nói rằng chỉ có trời đất hơn ông đƣợc thôi). Nhƣng Huệ Tử chỉ
muốn hơn ngƣời chứ không có học thuật xác đáng 1645 [62] .
Phƣơng Nam có một dị nhân tên là Hoàng Liễu, hỏi Huệ Thi tại sao trời không sập, đất không sụp,
và mƣa gió, sấm sét ở đâu mà ra. Huệ Thi không do dự, đáp liền chẳng cần suy nghĩ, giảng khắp về
vạn vật, nói một hơi không ngƣng, thao thao bất tuyệt. Nhƣ vậy mà vẫn chƣa cho là đủ, còn đƣa ra
thêm những điều quái dị nữa. Ông nói ngƣợc lại thiên hạ mà cho là đúng, muốn đƣợc cái tiếng là
thắng ngƣời, cho nên không thích hợp với ai hết. Đạo đức của ông kém, ông gắng sức truy cầu ngoại
vật, học thuyết thật hẹp hòi.
Đứng về Đạo trời đất mà xét tài năng của Huệ tử, thì ông chỉ nhƣ con muỗi, con nhặng vo ve, lao
khổ mà có ích lợi gì cho vạn vật đâu? Ông phát huy kĩ năng về một phƣơng diện, có thể bảo là tài
giỏi đấy; giá ông ta chuyên tu đại Đạo thì cũng có thể gần đạt đƣợc 1646 [63] . Nhƣng ông ta không
yên tĩnh tu dƣỡng mà để cho tinh thần tán loạn vào vạn vật, để đƣợc cái danh là biện sĩ, tiếc thay! Tài
năng của ông phóng đãng, không đƣa tới đâu, chạy theo vạn vật mà không biết trở về đại Đạo, không
khác gì la lên để ngăn chận tiếng vang, chạy đua với cái bóng của mình, buồn thay!