Trang Tử và Nam Hoa Kinh
Nguyễn Hiến Lê
Tạo Ebook:
Nguyễn Kim Vỹ
Nguồn truyện: vnthuquan.net
- Đầu chương Thiên hạ có câu: “Cái mà người xưa gọi là đạo thuật đó, ở đâu?” 1647 [64] (Cổ chi
sở vị đạo thuật giả, ô hồ tại?). Lời câu đó cũng gần giống lời câu này trong Tề vật luận: “Đạo đi
đâu mà không còn” (Đạo ô hồ vãng nhi bất tồn?) 1648 [65] .
Giống thì có giống, nhưng chỉ có bấy nhiêu mà bảo hai câu đó cùng của một người viết thì chưa có
gì làm chắc.
- Đoạn 8 có câu “(Trang tử) không khen không chê, sống yên ổn với người đời” rất có thể là lời của
Trang tử tự nói về mình. Tôi nghĩ câu đó cũng rất có thể là lời một người khác, chẳng hạn một môn
đồ của Trang, nói về Trang.
- Chương Thiên hạ nếu do một người ở cuối đời Chiến Quốc viết thì tất phải phê bình học thuyết của
Mạnh tử, Tuân tử, Trâu Diễn, Thương Ưởng, Hàn Phi. Nhưng trong đoạn 2 chỉ có mấy chữ: “các
bậc sĩ và tấn thân nước Trâu, nước Lỗ” tạm cho là ám chỉ Mạnh và Tuân, còn các nhà khác tuyệt
nhiên không nhắc tới, vậy thì người viết phải ở vào thời đại Trang tử.
Giống thì có giống, nhưng chỉ có bấy nhiêu mà bảo hai câu đó cùng của một người viết thì chưa có
gì làm chắc.
- Đoạn 8 có câu “(Trang tử) không khen không chê, sống yên ổn với người đời” rất có thể là lời của
Trang tử tự nói về mình. Tôi nghĩ câu đó cũng rất có thể là lời một người khác, chẳng hạn một môn
đồ của Trang, nói về Trang.
- Chương Thiên hạ nếu do một người ở cuối đời Chiến Quốc viết thì tất phải phê bình học thuyết của
Mạnh tử, Tuân tử, Trâu Diễn, Thương Ưởng, Hàn Phi. Nhưng trong hai đoạn chỉ có mấy chữ “các
bậc sĩ và tấn thân nước Trâu, nước Lỗ” tạm cho là ám chỉ Mạnh và Tuân1649[66], còn các nhà khác
tuyệt nhiên không nhắc tới, vậy thì người viết phải ở thời đại Trang tử.
Lí lẽ đó cũng không vững: người viết có thể không biết rõ – hoặc biết mà cho là không quan trọng –
các học thuyết của Trâu Diễn, Thương Ưởng, Hàn Phi, nên không nhắc tới; vả lại nếu không phải
viết ở cuối thời Chiến Quốc thì cũng không nhất định ở thời đại Trang tử. Không có gì chứng tỏ rằng