Trang Tử và Nam Hoa Kinh
Nguyễn Hiến Lê
Tạo Ebook:
Nguyễn Kim Vỹ
Nguồn truyện: vnthuquan.net
NHẬN ĐỊNH
Chương cuối này có nhiều đặc điểm:
- dài mà toàn là nghị luận, không dùng ngụ ngôn.
- ý liên lạc từ đầu tới cuối, rất nhất trí; tôi chia làm chín đoạn (không thể gọi là bài được như các
chương trên): đoạn 1 nhắc lại quan niệm đạo thuật của cổ nhân và các hạng người đạt Đạo nhiều
hay ít, từ thiên nhân, thần nhân, chí nhân, tới thánh nhân, quân tử; đoạn 2 khen đạo Nho (các bậc sĩ
và tấn thân nước Trâu, nước Lỗ) đã truyền lại cho hậu thế kinh Thi, Thƣ, Lễ, Nhạc; đoạn 3 chê các
các học giả đời sau chấp nhất, thiên kiến, chi li quá, không được thấy toàn thể của đạo; để chứng
minh lời đó, tác giả trong các đoạn sau phê bình Mặc tử, Cầm Hoạt Li (đoạn 4); Tống Kiên, Doãn
Văn (đoạn 5); Bành Mông, Điền Biền, Thận Đáo (đoạn 6); Lão tử và Quan Doãn (đoạn 7); Trang tử
(đoạn 8); Huệ Thi, Hoàn Đoàn, Công Tôn Long (đoạn 9). Học thuyết nhà nào cũng có chỗ thiếu sót,
đặc biệt là ba nhà nguỵ biện sau cùng xa đạo quá, chỉ có Lão tử, nhất là Trang tử là gần đạo hơn cả.
- về mỗi học thuyết, tác giả rán tìm uyên nguyên nhưng chỉ mơ hồ rằng “cổ nhân đã có thuyết đó”,
cơ hồ tác giả cho rằng mỗi nhà chỉ ghi chép lại, phát huy thêm những tư tưởng của nhiều nhà vô
danh thời trước; chủ trương đó đúng, đối với thời đó có thể gọi là tấn bộ;
- lí luận vững, mạch lạc, lời văn già giặn, từ xưa tới nay ai cũng khen là hay (Hồ Thích khen là tuyệt
diệu), rõ ràng là của một người học rộng, có tài.
Nhưng người đó là ai, thì ý kiến rất phân vân. Đa số các học giả như Lục Trường Canh, Diệu Nại,
Vương Phu Chi, Tô Thức, Lương Khải Siêu, La Căn Trạch… cho là chính Trang tử viết, và chính
chương Thiên hạ này tự tay hậu tự của một thiên. Một số khác ít hơn, như Lâm Tây Trọng, Tiền
Huyền Đông, Cổ Hiệt Cương, Hồ Thích… bảo không phải của Trang.
Tôi chỉ biết lí luận của mỗi một nhà trong nhóm trên: La Căn Trạch. Đại khái La bảo: