Trang Tử và Nam Hoa Kinh
Nguyễn Hiến Lê
Tạo Ebook:
Nguyễn Kim Vỹ
Nguồn truyện: vnthuquan.net
người đó chính là Trang.
Theo thiển ý, có nhiều lí do để ngờ rằng tác giả [chương Thiên hạ] không phải là Trang:
- Đầu chương, đoạn 2, tác giả viết: “Cổ nhân thật là hoàn toàn… Sự sáng suốt của họ về điển
chương, pháp độ, nay ta còn thấy dấu vết trong các bộ sử chép các cựu pháp truyền từ đời nọ đến
đời kia, như trong các kinh Thi, Thư, Lễ, Nhạc. Các bậc sĩ và tấn thân nước Trâu, nước Lỗ đa số
điều hiểu các điển chương pháp độ ấy. Kinh Thi làm thông đạt tâm trí, kinh Thƣ giảng về chính sự,
kinh Lễ qui định hành vi, kinh Nhạc điều hoà tính tình, kinh Dịch nghiên cứu sự biến hoá của âm
dương, kinh Xuân Thu giảng về danh phận. Những điển chương ấy truyền bá trong thiên hạ, thi
hành ở Trung Quốc, Bách gia 1650 [67] chư tử đôi khi trích dẫn để giảng”.
Trang tử không có ác cảm với đạo Khổng, nhưng học thuyết của ông có nhiều điểm trái với đạo
Khổng: Khổng hăm hở giúp đời, ông thì “tiêu dao du”; Khổng thì phân biệt tôn ti, ông thì “tề vật”…
như vậy không có lí gì ông lại đề cao Khổng học, coi trọng Thi, Thƣ, Lễ, Nhạc, cả kinh Xuân Thu
nữa.
Có một điều chúng ta hơi thắc mắc là tác giả đề cao Khổng học mà sao không nhắc tới Khổng Tử.
Tô Thức bảo là tại tác giả quá tôn trọng Khổng Tử (kì tôn chi dã chí hĩ), không đám đặt Khổng Tử
đứng chung – dù là đứng trên đi nữa – với các nhà khác. Như quả vậy thì lại càng hiển nhiên rằng
tác giả không phải là Trang tử như Tô Thức nghĩ.
- Trang tử vốn có tinh thần khoáng đạt, cho là không có gì là hoàn toàn “thi” hay hoàn toàn “phi”,
mà trong đoạn 2 đó đề cao Khổng học là hoàn toàn, rồi trong đoạn sau lại vạch những chỗ chi li,
thiên kiến của các nhà khác, tôi e rằng điều ấy cũng không phù hợp với chủ trương của Trang.
- Nhất là đoạn cuối, giọng của ông khi xét về Huệ Thi thật là gay gắt: ông cho Huệ Thi “chỉ như con
muỗi, con nhặng vo ve, lao khổ mà có ích lợi gì cho vạn vật đâu?”.
Trong bộ Trang tử có nhiều bài chép sự giao du thân mật giữa Trang tử và Huệ Thi; đặt biệt bài 6
Từ Vô Quỉ cho Trang tử thở dài, nhớ tiếc bạn: “Từ khi Huệ Tử mất, đối thủ của tôi cũng chết rồi, tôi
không còn ai đàm luận nữa”. Bài 6 đó chưa đáng tin hết, nhưng có điều chắc chắn là hai nhà chơi