Trang Tử và Nam Hoa Kinh
Nguyễn Hiến Lê
Tạo Ebook:
Nguyễn Kim Vỹ
Nguồn truyện: vnthuquan.net
thân với nhau, thường gặp nhau, không có lí gì Trang lại viết sách mạt sát bạn là con muỗi, con
nhặng.
- Đoạn 8 phê bình Trang tuy có chỗ chê là “học thuyết viễn vong vô cứ, lời lẽ hư vô, không đầu
đuôi”, “chưa thấu triệt đạo lí… chưa đạt được điểm tối cao của Đạo”, nhưng tựu trung vẫn cho học
thuyết của Trang cao hơn cả các nhà khác (Mặc, Lão…) như: “Đạo đức của ông sung mãn không
biết tới đâu là cùng, trên thì tiêu dao với trời đất, dưới thì làm bạn với những người vượt lên trên sự
sinh tử, không phân biệt đâu là thuỷ, đâu là chung nữa. Sự nhận thức của ông về căn bản của đạo
thuật đã quảng bác lại thông đạt, thâm viễn…”.
Tôi có thể hiểu được thái độ ngang tàng của Trang khi ông không thèm nhận các chức tước vua chúa
đương thời tặng ông, nhưng khó tưởng tượng được một triết gia mà lại tự đề cao mình quá như vậy
1651 [68] .
Một điểm đáng nghi nữa: trong Nội thiên, Trang tử không dẫn một câu nào trong Đạo Đức kinh (vì
cuốn này xuất hiện sau Trang – coi phần I); mà trong đoạn 7 trong chương Thiên hạ này, đã khen
Lão tử lại dẫn hai câu trong Đạo Đức kinh. Vậy có thể cho rằng tác giả chương này cũng như tác
giả chương Trí Bắc du (Ngoại thiên) không phải là Trang tử. Là môn đệ của Trang thì có thể tin
được.
- Sau cùng, cứ xét bút pháp thì thấy tác giả chương này phải là một học giả uyên thâm, mực thước,
lập luận chặt chẽ, mạch lạc, chứ không cái giọng tài hoa, đột ngột, hư hư thực thực trong Nội thiên.
Vậy chúng ta có thể ngờ rằng không phải Trang tử.
Sáu lí do tôi vừa kể không thể gọi là chắc chắn lắm nhưng ít nhất cũng có giá trị ngang với những lí
do của La Căn Trạch.