Trang Tử và Nam Hoa Kinh
Nguyễn Hiến Lê
Tạo Ebook:
Nguyễn Kim Vỹ
Nguồn truyện: vnthuquan.net
1746 [1] Trong cuốn Mạnh tử (Nxb Văn hoá, 1996, trang 17-18), cụ Nguyễn Hiến Lê có lập bảng kê
“những biến cố lớn xảy ra trong đời Mạnh tử”; ở đây tôi chép lại và thay đổi đôi chỗ cho thích hợp.
Năm sinh và năm mất của Trang tử tôi ghi theo Vũ Đồng (theo trích dẫn của Nguyễn Hiến Lê).
[Goldfish]
1747 [2] Ngƣời ta dùng nhựa dính bôi vào đầu gậy, chấm vào cánh ve sầu là bắt đƣợc nó.
1748 [3] Truyện này có chép trong thiên Đạt sinh của Trang tử.
1749 [4] Ý nói bọn nhà Nho, nhƣ ta nói bọn thầy Đồ.
1750 [5] Coi chú thích V.3 [tức: Mỗi nhẫn là tám thƣớc thời đó, mỗi thƣớc khoảng một gang tay.
(Goldfish)].
1751 [6] Truyện này có chép trong thiên Đạt sinh của Trang tử. Nhƣ chúng tôi đã nói trong thiên II
phần I, truyện này đƣợc chép lại trong bài VIII.10, chỉ đoạn kết là thay đổi.
1752 [7] Nguyên văn: An vãng nhƣ bất ái tai? Không hiểu B.G theo bản nào mà dịch là: Cứ vui vẻ
theo đƣờng đó, đừng miễn cƣỡng. Bài này có trong Nam Hoa kinh, thiên Sơn mộc.
1753 [8] Thuấn là vua Thuấn, minh quân thời cổ (-2255-2206). Chƣng không rõ là ai. Có lẽ đây chỉ
là một một chuyện bịa làm ngụ ngôn.
1754 [9] B.G dịch là: Không biết ăn ra sao. [B.G. tức là Benedykt Grynpas. (Goldfish)]
1755 [10] Truyện này có chép trong thiên Trí Bắc du.
1756 [11] Ý nói hành động đó do hoàn cảnh hay số phận đã quyết định rồi, Bão Thúc, Tiểu Bạch,
cũng nhƣ mọi ngƣời khác không có ý chí tự do.
1757 [12] Tiểu Bạch đã lên ngôi, tức Tề Hoàn Công.
1758 [13] Nguyên văn: Bất khả huý văn. Trƣơng Trầm giải nghĩa là không cần kiêng mà không nói
thẳng ra. B.G dịch là: nhƣng không có gì đáng lo.