TRẬT TỰ ĐEN - Trang 265

các nhà khoa học như Werner Heisenberg và Erwin Schrỏdinger, và quan
trọng nhất là Max Planck, cha đẻ của thuyết lượng tử. Tất cả đều cội rễ
vững chắc ở Tổ quốc. Thế nên những người Phát xít tiến hành một đợt áp
dụng thực tế dựa vào cơ khí lượng tử, làm nên những công trình mà cho
đến ngày nay vẫn được coi là chấn động. Các nhà khoa học Phát xít tin vào
một nguồn năng lượng có thể được giải phóng dựa trên những thí nghiệm
với những mô hình lượng tử. Thứ mà ngày nay người ta đang biến thành sự
thật. Khoa học hiện đại gọi thứ động lực này là năng lượng điểm không.

— Điểm không à? - Lisa liếc nhìn Painter.

Anh gật đầu, quá quen với khái niệm khoa học.

— Khi vật gì đó bị làm lạnh hoàn toàn đến điểm không tuyệt đối, -

300 độ âm - thì tất cả các nguyên tử đang chuyển động sẽ dừng lại. Dừng
hoàn toàn. Điểm không của tự nhiên. Ấy vậy mà thậm chí cả lúc đó, năng
lượng vẫn tồn tại. Bức xạ nền sẽ không còn ở đó nữa. Sự tồn tại của năng
lượng không thể được lý giải đầy đủ bằng học thuyết truyền thống.

— Nhưng thuyết lượng tử lại lý giải được, - Anna khẳng định. - Nó

cho phép chuyển động, thậm chí khi vật chất bị làm lạnh đến mức đứng im
tuyệt đối.

— Làm sao có thể thế được? - Lisa hỏi.

— Ở độ không tuyệt đối, hạt vật chất có thể không chuyển động lên,

xuống, trái, hay phải, song theo cơ học lượng tử chúng có thể lóe ra lóe vào
ở trạng thái đó, sản sinh ra năng lượng. Cái thứ mà ta gọi là năng lượng
điểm không.

— Lóe ra lóe vào ở trạng thái à?

Lisa dường như có vẻ bị thuyết phục.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.