Tải Ebook miễn phí tại: Chiasemoi.com
Thời hoàng kim của thuyết tiên nghiệm cách đây đã hơn 150 năm. Thế nhưng, nó vẫn còn có sức ảnh hưởng lâu dài
đến chúng ta ngày nay, đặc biệt là trong những lúc nền chính trị hay kinh tế gặp khó khăn. Vì thế, chúng ta hãy cùng
nghiên cứu kỹ hơn về hoạt động này cũng như về người sáng lập và dẫn dắt nó, Ralph Waldo Emerson.
Vốn là một nhà thần học, cây bút tiểu luận, nhà hùng biện và thi sĩ, Emerson được biết đến dưới nhiều vai trò như triết
gia của riêng nước Mỹ, nhân vật phi thường đầu tiên trong lĩnh vực văn chương Hoa Kỳ, cha đẻ của phong trào bảo vệ
môi trường, và người sáng tạo ra thứ mà nhà phê bình văn học Harold Bloom gọi là “tín ngưỡng nước Mỹ”, một sự kết
hợp đặc trưng giữa chủ nghĩa cá nhân và tự lực cánh sinh.
Triết lý của Emerson, thuyết tiên nghiệm, bắt đầu bằng cách gây xôn xao trong Giáo hội nhất thể. Tuy nhiên, nó lại
không phải là hoạt động tôn giáo, mà là hoạt động tâm linh. Không có giáo lý, không có nơi thờ cúng, cũng không có
nghi thức. Emerson nhấn mạnh rằng đức tin không nằm trong bất kỳ tôn giáo cụ thể nào, nó ở trong suy nghĩ độc lập,
làm việc tốt và phát triển tính cách.
Ông quan tâm đến những nguyên tắc giúp ta đoàn kết lại chứ không phải những học thuyết gây chia rẽ con người.
Cũng như Chúa Giê-xu khẳng định rằng Thiên đường nằm trong mỗi con người, Emerson đi tìm đạo đức thế gian, điều
ông gọi là “chân lý nội tại”. Chẳng hạn, ông cho rằng nếu những người ủng hộ Nho giáo ở Trung Quốc, những người
theo chủ nghĩa Stoic ở Athens, những nhà sư cao quý nhất, và những con chiên Cơ Đốc thông thái nhất, cùng gặp nhau
và chuyện trò, thì chắc chắn họ sẽ đồng tâm nhất trí. Tương tự Thoreau, ông cũng tin rằng sự tĩnh mịch giữa thiên
nhiên sẽ giúp ta mở mang đầu óc và tâm hồn. Ông nói, những trang sách của ông “sẽ có mùi gỗ thông và âm vang của
côn trùng”.
Những lời của ông có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhà thơ đương đại Walt Whitman, “Nó sôi sục trong tôi,” như lời
nhà thơ miêu tả. (Ngược lại, tiếng nói có sức lan tỏa mạnh của Whiteman cùng văn phong, cú pháp tự do của ông đã
trở thành một trong những đóng góp đặc sắc nhất của nước Mỹ cho nền thi ca thế giới.) Tuy nhiên, Emerson không chỉ
là nhà thần học thích trầm tư. Ông còn là con người của hành động. Là người tích cực ủng hộ chủ nghĩa bãi nô, ông đã
công khai phản đối hành động chiếm hữu nô lệ. Ông không gọi nó là thể chế, mà là “một thể chế suy đồi”.
Triết gia thế kỷ XIX này truyền tải thông điệp đến chúng ta như thế nào? Cũng như William James, nhà tâm lý học vĩ
đại kế tục ông, Emerson nhận ra rằng hầu hết khó khăn của ta đều khởi nguồn từ chỗ giữa hai lỗ tai. Bí quyết đầu tiên
để giải quyết vấn đề là nâng cấp tư duy. “Lần này, cũng như bao lần khác, là một điều tốt,“ ông nói, “nếu chúng ta biết
cách dùng nó.”
Chúng ta cũng không biết rắc rối cũng có lợi, vì nó giúp ta mạnh mẽ hơn, mang lại cho ta nhiều lợi ích hơn. Khi một
người “bị ép uổng, tra tấn, đánh bại,” ông viết, “anh ta có cơ hội học hỏi; tận dụng sự khôn khéo của mình; thể hiện
lòng dũng cảm; hiểu thêm sự đời; biết chỗ dở của bản thân; trị căn bệnh tự kiêu; biết điều độ và học được kỹ năng
thực tế.”
Nếu chuyện chưa xảy ra lúc này, thì bạn nên biết là nó có khả năng xảy ra trong tương lai. Thường vấn đề nằm ở cách
nhìn. “Tháng năm trôi qua dạy cho ta nhiều điều hiện nay ta chưa biết,” Emerson nói.
Cũng như những người theo thuyết tiên nghiệm khác, Emerson sống rất giản dị và nhắc ta lưu ý cạm bẫy của chủ
nghĩa vật chất. Ông nói thành công về tài chính không nằm trong số tiền ta kiếm được, mà nằm ở sự tương quan giữa