Tải Ebook miễn phí tại: Chiasemoi.com
Chẳng hạn, nước Mỹ bỏ ra hơn 100 tỷ đô-la mỗi năm đầu tư cho các trung tâm nghiên cứu khoa học, phòng thí nghiệm
của các trường khoa học, và trợ cấp cho các nghiên cứu cá nhân. Hầu như tất cả chúng ta – bao gồm cả những đại diện
chính trị được bầu chọn – đều không biết rõ số tiền này đi về đâu hay vì sao.
Còn một lý do bắt buộc khác buộc ta phải khắc phục ngay thói thờ ơ của mình đối với lĩnh vực này: Mù khoa học gây
giảm sút chất lượng cuộc sống.
Trong phần lớn chiều dài lịch sử nhân loại, tổ tiên chúng ta đã nhìn lên bầu trời hàng đêm nhưng không hề biết ánh
sáng lấp lánh trên kia chính là những mặt trời xa thật xa khác.
Thế nên, ta tạo ra những câu chuyện hoang đường nhằm giải thích cho những mùa trăng, sao chổi, sao băng và nhật
thực. Lũ lụt, bão táp, bệnh dịch, núi lửa phun trào đều bị cho là do các vị thần nổi giận.
Tổ tiên chúng ta không ai hay rằng vũ trụ đã gần 14 tỷ năm tuổi hay mặt trời chỉ là một trong hơn 200 tỷ ngôi sao
trong dải Ngân Hà, còn bản thân dải Ngân Hà cũng là một trong mấy trăm tỷ thiên hà khác đang tồn tại.
Dĩ nhiên, chẳng có bao nhiêu chân lý khoa học là sự thật hiển nhiên. Nhiều điều còn lại nghe thật phi lý. Chẳng hạn
như chẳng biết dựa vào đâu để tuyên bố không gian trống rỗng thật ra có cấu trúc, hay chuyện vạn vật được cấu thành
từ những thành tố cơ bản giống nhau.
Tác giả chuyên viết về khoa học Isaac Asimov từng nói: Chúng ta là một phần nhỏ xíu trong số 1% loài người và may
mắn được sống trong một thời đại mà khoa học rốt cuộc cũng tìm ra lời đáp cho câu hỏi lớn.
Trước khi Einstein phát hiện ra điều này trong khoảng từ năm 1905 đến năm 1916, chúng ta không hề biết đến những
định luật cơ bản chi phối vũ trụ. Chúng ta đã không nhận ra rằng vũ trụ tự giãn nở cho đến khi Edwin Hubble khám
phá ra điều này vào năm 1923. Chúng ta không hiểu các định luật điều khiển hạt nguyên tử cho đến khi có sự xuất
hiện của thuyết lượng tử cùng thời gian đó.
Đương nhiên, ta chưa thể gọi khoa học là Chân Lý được. Tất cả kiến thức khoa học ta đang có chỉ là tạm thời, sẽ còn
nhiều thay đổi.
Nhưng khoa học cũng thành công phần nào bởi nó công nhận những sai lầm của con người. Nó biết thói kiêu căng, ngu
dốt và định kiến có thể khiến ta lạc lối.
Phương pháp khoa học, với nhiều sửa đổi theo thời gian, đã nâng cao tri thức con người bằng lý lẽ và bằng chứng,
đồng thời phủ nhận những áp đặt, lật lại những quan niệm sai và tiết lộ những phép tính gần đúng với sự thật.
Hiện nay, bức tranh cơ bản đã hoàn thành. Chúng ta có thể an tâm cho rằng không có nhà khoa học tương lai nào có
thể phủ nhận các định luật hóa học, giả thuyết về vi khuẩn gây bệnh hay mối tương quan của mọi sự sống trên trái đất.
Khoa học đã nói cho ta biết nhiều điều – những kiến thức có thể khiến tổ tiên ta cách đây vài thế hệ sửng sốt – nhưng
nhiều người thông minh, tài năng lại không thèm quan tâm tìm hiểu.