TRÊN CẢ GIÀU CÓ - Trang 144

Tải Ebook miễn phí tại: Chiasemoi.com

Những lời kể của họ thường mâu thuẫn và không đáng tin cậy, ông nói. Hầu hết đều đã từng bị chấn thương nghiêm

trọng hoặc bị ngấm thuốc mê. Khi xem xét kỹ hơn, những nghiên cứu về trải nghiệm sau cái chết thường mờ nhạt,

mang tính giai thoại hoặc đầy lỗ hổng. Ông nói thêm rằng, “Những bệnh nhân được cho là từ cõi chết trở về này đều có

một điểm chung. Đó là họ không thật sự chết.”

Tuy nhiên, cũng có những nhà khoa học không nghĩ vậy. Một trong số đó là nhà vật lý đáng kính Paul Davies, tác giả

quyển The Fifth Miracle (Phép Mầu Thứ Năm). Ông cho rằng những kết luận về định luật tự nhiên đã bị gian lận không

chỉ nhằm ủng hộ sự sống, mà còn để ủng hộ tâm trí con người, mà tâm trí con người là thứ đã ghi dấu vào quy luật tự

nhiên một cách căn bản nhất.

Các nhà triết học nói thêm rằng nếu chúng ta không tìm được một thế giới khác bằng 5 giác quan của mình, không có

nghĩa là nơi thiêng liêng đó không tồn tại.

Nói tóm lại, chúng ta chưa có chứng cứ khoa học về cuộc sống sau cái chết. (Và nếu tìm được thì người ta còn cần đến

đức tin làm gì nữa?) Nhưng những người theo chủ nghĩa hoài nghi cũng không thuyết phục được số đông tin rằng chết

là hết.

Vì thế, thay vì cứ suy đoán này nọ, có lẽ ta nên tập trung nhiều hơn vào cuộc sống trước khi chết.

Một người bạn từng hỏi tôi một câu hỏi quen thuộc là tôi sẽ làm gì nếu biết mình chỉ còn sống được 6 tuần. Tôi hiểu là

anh chỉ muốn thăm dò xem tôi có tham gia câu lạc bộ gôn Augusta National hay làm một chuyến đến Bora Bora hay gì

gì đó không. Nhưng tôi trả lời là, có lẽ tôi sẽ ủ rũ đến mức chẳng còn hứng thú làm gì nữa.

Vậy nên anh thay đổi cách hỏi. “Ok, vậy giả sử anh bị xe buýt tông. Anh chết. Anh sẽ hối tiếc nhất vì đã không làm điều

gì lúc còn sống?”

Đó là một câu hỏi đáng suy nghĩ.

Cái chết nhắc ta nhớ thời gian là hữu hạn, ngày càng ít đi và cực kỳ quý giá. Nó giúp ta nhìn lại mọi việc và khuyến

khích ta tiếp tục sống. Vậy bạn đã lên kế hoạch để sống cuộc đời hoàn hảo nhất có thể chưa? Ước mơ và nguyện vọng

lớn lao nhất của bạn là gì? Bạn có theo đuổi nó không, hay tạm gác lại chờ “một ngày nào đó”?

Cái chết nhắc ta nhớ rằng mục đích sống của ta không chỉ là tồn tại qua ngày, mà phải là sống xứng đáng. Thách thức

lớn nhất trong cuộc sống là phải làm sao sử dụng được thời gian và sự tự do để làm được những điều bạn thật sự

muốn.

Việc đó không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nó đòi hỏi dũng khí. Như Shakespeare nói, “Những kẻ hèn nhát chết rất

nhiều lần trước khi cái chết thật sự đến / Những người dũng cảm chỉ nếm trải cái chết một lần trong đời.”

Thế nhưng, nhiều người trong chúng ta sống mà phủ nhận cái chết. (Đặc biệt là tuổi teen.) Khi còn trong ngành quản

lý đầu tư, tôi thường xuyên làm việc với những người quá sợ viễn cảnh mình sẽ chết đến mức không lập được kế

hoạch đầu tư bất động sản hay thậm chí viết một bản di chúc đơn giản. Rõ ràng, cảm giác này rất phổ biến. Nghiên cứu

cho thấy cứ 10 người Mỹ thì có 7 người chết đi không để lại di chúc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.