gần như 15-20 tiếng/ngày. Ngoài giờ học trên lớp và nh ng lúc phải
tập trung làm việc, nh ng lúc dọn nhà, rửa bát hay đi bộ, đi xe buýt
thậm chí lúc ngủ tôi luôn bật bài nghe, vừa nghe vừa nhại lại nh ng
đoạn băng đó.
Một lưu ý nhỏ đó là bạn không nên chép quá nhiều bài nghe vào
điện thoại (hoặc thiết bị nghe) mà chỉ nên chép khoảng 5-7 bài,
nghe k một bài xong mới chuyển sang bài khác. Các bài luyện
nghe có thể là các bài của đề thi Topik hoặc trong sách tiếng Hàn.
Ngoài ra, để có thể nghe – hiểu dễ dàng hơn “văn nói” trong tiếng
Hàn, tôi thường nghe và theo dõi các Vlog của người Hàn Quốc
như trang Vlog của Candy Life, cô gái Hàn đang sinh sống và làm
việc tại Việt Nam.
Thời gian đầu học nghe, tôi bắt chước phương pháp nghe chép
chính tả từ cách học tiếng Anh. Tôi nghe chép theo kiểu cứ nghe vài
từ lại dừng và chép, nghe không rõ thì tua lại, chừng nào thấy mình
không thể nghe ra mới tìm văn bản gốc để tra. Cách luyện tập này
cũng khá hiệu quả.
Luyện nói
Hiện tại, Topik chưa đưa k năng nói vào đề kiểm tra, cộng với việc
học thiên về viết và ng pháp nên k năng nói thường được xem là
“khó nhằn” với người đang học tiếng Hàn, đặc biệt là người chưa có
nhiều cơ hội tiếp xúc với người Hàn thường xuyên. Từ bản thân
mình, tôi t rút ra một số nguyên nhân khiến người học tiếng Hàn
nói kém là:
- Chưa t tin vào bản thân trong giao tiếp;
- Phản xạ chậm;
- Không có kiến thức nền về chủ đề đang nói;
- Ít luyện nói.