TRÍ TUỆ GIẢ TẠO - INTERNET ĐÃ LÀM GÌ CHÚNG TA- - Trang 119

luôn tiếp diễn hơn là một sự kiện rời rạc và việc chỉnh sửa có thể kéo dài
đến vô tận. Ngay cả khi được tải xuống một thiết bị được nối mạng thì e-
book vẫn có thể dễ dàng và tự động được cập nhật - giống các chương trình

phần mềm ngày nay.

[202]

Có vẻ việc loại bỏ cảm giác kết thúc khi viết

sách sẽ có lúc thay đổi được thái độ của nhà văn với tác phẩm của họ. Áp
lực phải đạt tới sự hoàn hảo sẽ biến mất cùng sự chính xác nghệ thuật mà áp
lực đó tạo ra. Để có thể nhận ra những thay đổi nhỏ về giả thiết và thái độ
của nhà văn cuối cùng sẽ có ảnh hưởng lớn như thế nào tới tác phẩm của
họ, ta chỉ cần nhìn vào lịch sử thư tín. Chẳng hạn vào thế kỷ XIX, một lá
thư cá nhân không giống nhiều với email hoặc tin nhắn cá nhân ngày nay.
Sự dễ dãi của chúng ta trong niềm ưa thích tính xuề xoa và tức thời dẫn tới

việc thu hẹp tính biểu cảm và mất mát tính thuyết phục trong diễn đạt.

[203]

Không nghi ngờ gì khi tính kết nối và các tính năng khác của e-book sẽ
mang tới niềm vui và trò tiêu khiển mới. Như Kelly nói, chúng ta thậm chí
sẽ nhìn nhận quá trình số hóa như một hành động phóng thích, một cách
giải phóng văn bản khỏi trang giấy in. Tuy nhiên chi phí sẽ ngày càng làm
giảm, nếu không muốn nói là cắt đứt, mối gắn kết trí tuệ khăng khít giữa
nhà văn cô đơn và độc giả đơn độc. Thói quen đọc sâu từng phổ biến khi
xuất hiện phát minh của Gutenberg, ở đó “sự yên tĩnh là một phần của ý
nghĩa, một phần của tâm hồn”. Tuy nhiên thói quen này sẽ tiếp tục mờ nhạt
dần và có nhiều khả năng trở thành một thứ xa xỉ. Hay nói cách khác, chúng
ta sẽ trở lại một chuẩn mực lịch sử. Theo một bài báo do một nhóm các giáo
sư của Đại học Northwestern viết trong Bản đánh giá xã hội học thường
niên
, những thay đổi gần đây trong thói quen đọc sách của chúng ta cho
thấy “kỷ nguyên đọc [sách] đại chúng” chỉ là một “sự bất thường” nhỏ
trong lịch sử trí tuệ của chúng ta: “Chúng ta hiện đang chứng kiến việc đọc
sách quay về nền tảng xã hội trước đó: một phần thiểu số tự tồn tại mà
chúng ta gọi là tầng lớp đọc”. Họ tiếp tục nêu lên câu hỏi chưa có lời giải
đáp là liệu tầng lớp đọc sẽ có “quyền lực và uy tín liên quan tới dạng vốn
văn hóa ngày càng hiếm” không, hay sẽ bị xem như những kẻ lập dị với

“thói quen ngày càng khó hiểu”.

[204]

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.