Khi Jeff Bezos, giám đốc điều hành của Amazon, giới thiệu Kindle, ông nói
giống như đang tự khen mình: “Cải thiện một thứ vốn đã rất tiến hóa như
sách là một hành động đầy tham vọng. Và thay đổi cách đọc của mọi người
có lẽ cũng vậy”.
[205]
Không “có lẽ” gì ở đây cả. Cách mọi người đọc - và
viết - vốn đã bị thay đổi bởi Internet và những thay đổi vẫn tiếp tục diễn ra
từ từ nhưng chắc chắn, khi từ ngữ trong cuốn sách bị tách khỏi giấy in và
nhúng vào “hệ sinh thái các công nghệ chen ngang” của máy tính.
TỪ LÂU CÁC NHÀ PHÊ BÌNH đã muốn chôn vùi sách in. Trong những
năm đầu của thế kỷ XIX, sự phổ biến ngày càng tăng của báo chí - có
khoảng hơn 100 đầu báo được phát hành chỉ riêng tại London - khiến nhiều
nhà quan sát cho rằng sách đang đứng bên bờ vực của sự lỗi thời. Làm thế
nào sách có thể cạnh tranh với tính cập nhật của báo chí thường ngày?
Alphonse de Lamartine, một nhà thơ kiêm chính trị gia của Pháp, đã tuyên
bố vào năm 1831: “Trước khi kết thúc thế kỷ này, ngành báo chí sẽ là tư
tưởng của loài người. Tư tưởng sẽ lan khắp thế giới với tốc độ ánh sáng,
được bày tỏ, viết và hiểu ngay lập tức. Báo chí sẽ bao phủ khắp trái đất từ
cực này tới cực kia - đột ngột, tức thời và bùng cháy cùng tâm hồn sôi nổi.
Báo chí sẽ thống trị toàn bộ ngôn từ của loài người. Tư tưởng sẽ không có
thời gian để chín muồi, để tích góp dưới dạng một cuốn sách - sách sẽ đến
quá muộn. Loại sách duy nhất có thể tồn tại ngày nay là báo chí”.
[206]
Lamartine đã nhầm. Đến cuối thế kỷ, sách vẫn hiện diện và tồn tại vui vẻ
bên cạnh báo chí. Tuy nhiên một mối de dọa mới cho sự tồn tại của sách
cũng nổi lên: máy quay đĩa của Thomas Edison. Mọi thứ có vẻ hiển nhiên,
ít nhất là với giới học thức, khi người dân nhanh chóng nghe, thay vì đọc,
văn học. Trong một bài tiểu luận viết năm 1889 trên tờ Atlantic Monthly,
Philip Hubert dự đoán rằng “rất nhiều sách truyện có lẽ sẽ không nhìn thấy
ánh sáng của máy in bởi sẽ rơi vào tay của độc giả, hay chính xác hơn là
thính giả, trong vai trò đĩa hát”. Ông nhận xét vào thời điểm đó, máy quay