đấu tranh tư tưởng để tập trung vào những bài viết dài.Một vài người lo
rằng họ đang mắc chứng đãng trí kinh niên. Một số người viết blog mà tôi
theo dõi cũng đề cập hiện tượng này. Scott Karp, người từng làm việc cho
một tạp chí và giờ viết blog về truyền thông trực tuyến, thừa nhận đã không
còn đọc sách. Karp viết: “Tôi có bằng văn khoa ở đại học, và từng đọc sách
ngấu nghiến”. “Điều gì xảy ra vậy?”. Karp tự phỏng đoán câu trả lời: “Sẽ
thế nào nếu tôi toàn đọc trên Web phần lớn không phải vì cách tôi đọc đã
thay đổi, tức là tôi chỉ kiếm tìm sự tiện lợi, mà bởi vì cách TÔI NGHĨ đã
thay đổi?”
[10]
Bruce Friedman, người viết blog về việc sử dụng máy tính trong y học và là
nhà nghiên cứu bệnh học tại Đại học y Michigan, cũng mô tả Internet đang
thay đổi thói quen tư duy của mình như thế nào. Friedman nói: “giờ tôi gần
như mất hoàn toàn khả năng đọc và tiếp nhận một bài viết tương đối dài
trên Web hoặc trên giấy in”
[11]
.
Friedman nói thêm về ý đó qua điện thoại với tôi.Ông cho biết tư duy của
ông đang mang tính ngắt quãng, phản ánh cách ông đọc lướt qua các đoạn
văn bản ngắn từ nhiều nguồn trên mạng.“Tôi không thể đọc cuốn Chiến
tranh và Hòa Bình nữa”, Friedman thừa nhận.“Tôi đã mất khả năng làm
việc đó.Thậm chí một bài blog hơn ba hoặc bốn đoạn văn cũng là quá nhiều
để tiếp nhận.Tôi chỉ đọc lướt qua”.
Philip Davis đang học bằng tiến sĩ về truyền thông ở Cornel và viết bài cho
blog của hiệp hội xuất bản có tên Society for Scholarly Publishing, hồi
tưởng những năm 1990 khi ông chỉ cho một người bạn cách dùng trình
duyệt Web. Ông kể rằng ông đã “ngạc nhiên” và “thậm chí tức giận” khi cô
bạn dừng lại để đọc bài viết trên các trang web cô tình cờ vào. “Bạn không
nên đọc các trang web, chỉ cần nhấn chuột vào các từ liên kết!”, ông mắng
cô bạn. Giờ đây, Davis viết: “Tôi đọc nhiều - hoặc chí ít tôi nên đọc nhiều -
chỉ có điều tôi không thực sự đọc. Tôi đọc lướt.Tôi kéo thanh cuộn. Tôi rất