Với memex, Bush đã tiên đoán trước cả máy tính cá nhân và hệ thống siêu
truyền thông World Wide Web. Bài báo của ông truyền cảm hứng cho rất
nhiều kỹ su phát triển ban đầu các phần mềm và phần cứng, trong đó có cả
các tín đồ từ rất sớm của siêu văn bản như kỹ sư máy tính nổi tiếng Douglas
Engelbart và Bill Atkinson, nhà sáng chế HyperCard. Mặc dù tầm nhìn của
Bush đã được hoàn thành vượt sức tưởng tượng của ông - con cháu của
memex đang bao quanh chúng ta - nhưng vấn đề ông đặt ra để giải quyết, sự
quá tải thông tin, vẫn chưa hề giảm. Trên thực tế, nó còn trở nên tồi tệ hơn
bao giờ hết. Theo quan sát của David Levy, “sự phát triển của các hệ thống
thông tin số cá nhân và siêu văn bản toàn cầu hình như không những không
giải quyết được vấn đề Bush phát hiện ra mà còn trầm trọng hóa nó hơn”.
[328]
Nhìn lại thì nguyên nhân thất bại có vẻ khá hiển nhiên. Bằng cách giảm
đáng kể chi phí tạo ra, lưu trữ và chia sẻ thông tin, các mạng máy tính mang
thêm nhiều thông tin tới tầm tay của chúng ta hơn bao giờ hết. Và các công
cụ mạnh mẽ để khám phá, chọn lọc và phân phối thông tin do các công ty
như Google phát triển đảm bảo rằng chúng ta mãi mãi ngập tràn trong
những thông tin mình đang quan tâm - và với số lượng vượt quá khả năng
xử lý của bộ não chúng ta. Khi công nghệ xử lý dữ liệu được cải tiến, khi
công cụ tìm kiếm và chọn lọc trở nên chính xác hơn, thì dòng lũ các thông
tin liên quan càng mạnh thêm. Những thứ chúng ta quan tâm ngày càng
hiển hiện trước mắt. Quá tải thông tin đã trở thành một tai ương thường trực
và mọi nỗ lực sửa chữa của chúng ta chỉ làm mọi thứ thêm trầm trọng. Cách
duy nhất để đối phó là tăng khả năng đọc lướt của chúng ta, phụ thuộc
nhiều hơn vào những chiếc máy phản xạ tuyệt vời vốn là nguồn gốc của vấn
đề. Ngày nay, thông tin “sẵn có hơn bao giờ hết”, Levy viết, “tuy nhiên
chúng ta có ít thời gian để tận dụng các thông tin đó - và đặc biệt là tận
dụng kỹ”.
[329]
Trong tương lai, tình hình sẽ còn tồi tệ hơn.
Người ta từng cho rằng bộ lọc hiệu quả nhất của tu tưởng con người là thời