con người. Ông nói: “Lý thuyết tôi đưa ra là nếu nhìn vào cấu trúc ADN
của mình, bạn sẽ thấy khoảng 600 megabyte nén trong đó, như vậy là nhỏ
hơn bất kỳ hệ điều hành hiện đại nào, nhỏ hơn Linux hoặc Windows... và
theo định nghĩa, nó bao gồm cả khả năng khởi động não. Vì vậy thuật toán
chương trình của bạn không phức tạp đến vậy; [trí tuệ] có lẽ không chỉ là
tính toán tổng thể”.
[331]
Từ rất lâu, máy tính kỹ thuật số đã thay thế đồng hồ, bút bi và máy móc,
những thứ chúng ta thường hay so sánh để lý giải sự hình thành và hoạt
động của bộ não. Chúng ta sử dụng các thuật ngữ máy tính để mô tả bộ não
thường xuyên tới mức chúng ta thậm chí không nhận ra mình đang sử dụng
phép so sánh. (Tôi đã vài lần nhắc tới “mạch”, “dây”, “đầu vào” và “lập
trình” của bộ não trong cuốn sách này.) Tuy nhiên quan điểm của Page rất
cực đoan. Đối với ông, bộ não không chỉ bắt chước máy tính mà chính là
máy tính. Các giả thiết ông đưa ra dùng để lý giải tại sao Google đánh đồng
trí tuệ với hiệu quả xử lý dữ liệu. Nếu bộ não của chúng ta là máy tính thì trí
tuệ có thể chỉ còn là vấn đề năng suất - chạy nhiều bit dữ liệu nhanh hơn
nhờ chip điện tử lớn trong sọ của chúng ta. Không thể phân biệt được giữa
trí tuệ con người và trí tuệ máy móc.
Ngay từ đầu Page đã xem Google như hình thức phôi thai của trí thông
minh nhân tạo. “Trí thông minh nhân tạo là phiên bản cuối cùng của
Google”, ông phát biểu trong một cuộc phỏng vấn năm 2000, rất lâu trước
khi tên của công ty trở thành một từ quen thuộc trong các hộ gia đình.
“Hiện chúng ta còn rất xa mới đạt được đến mức đó. Tuy nhiên chúng tôi
đang ngày càng tiến gần hơn và về cơ bản thì đó là điều chúng tôi đang cố
gắng đạt được”.
[332]
Trong bài phát biểu năm 2003 tại Stanford, ông mô tả
kỹ hơn tham vọng của Google: “Công cụ tìm kiếm cuối cùng phải thông
minh như con người - hoặc thông minh hơn”.
[333]
Sergey Brin nói rằng ông
bắt đầu viết các chương trình trí thông minh nhân tạo từ trường phổ thông
và cũng chia sẻ lòng nhiệt huyết với đối tác của mình trong việc tạo ra một