Tản mạn về quá trình viết cuốn sách này
TÔI BIẾT BẠN ĐANG NGHĨ GÌ. Sự tồn tại của cuốn sách này có vẻ mâu
thuẫn với luận điểm của nó. Nếu tôi cảm thấy khó có thể tập trung vào một
dòng suy nghĩ thì làm sao tôi có thể viết được vài trăm trang văn xuôi như
thế này?
Điều đó không hề đơn giản. Khi bắt đầu viết cuốn sách Trí tuệ giả tạo vào
cuối năm 2007, tôi đã phải cố gắng trong vô vọng để giữ tâm trí tập trung
vào nhiệm vụ. Như thường lệ, Internet mang tới rất nhiều thông tin và công
cụ tìm kiếm hữu ích, tuy nhiên sự gián đoạn liên tục từ Internet cũng làm
gián đoạn suy nghĩ và ngôn từ của tôi. Tôi thường viết thành nhiều đoạn
thiếu liên kết, tương tự cách viết blog. Rõ ràng nhiều thay đổi lớn đang diễn
ra. Mùa hè năm kế tiếp, tôi cùng vợ chuyển từ vùng ngoại ô Boston đến
vùng núi Colorado. Trong ngôi nhà mới của tôi không có sóng điện thoại di
động và kết nối Internet thông qua mạng DSL khá tầm thường. Tôi hủy tài
khoản của mình trên Twitter, tạm ngừng tài khoản trên Facebook và khai tử
blog cá nhân. Tôi tắt trình đọc RSS và giảm bớt các tin nhắn chat. Quan
trọng hơn cả, tôi giảm dùng ứng dụng email của mình. Từ lâu ứng dụng này
được thiết lập để kiểm tra thư mới mỗi phút một lần. Tôi chỉnh lại để mỗi
giờ nó kiểm tra thư mới một lần, và khi điều đó vẫn gây ra nhiều sao nhãng
thì tôi đóng luôn nó trong cả ngày.
Việc từ bỏ cuộc sống trực tuyến không hề đơn giản. Trong nhiều tháng, các
dây thần kinh của tôi kêu gào đòi Internet. Tôi thấy mình vẫn lén nhấp
chuột vào nút “kiểm tra thư mới”. Thỉnh thoảng, tôi dành cả ngày say sưa
lướt Web. Tuy nhiên cơn nghiện cũng dần lắng xuống và tôi đã có thể gõ
bàn phím trong nhiều giờ liền hoặc đọc một bài viết học thuật dày đặc chữ
mà không vẩn vơ suy nghĩ đến điều khác. Một vài mạch thần kinh cũ bị