bài giảng vào năm 1892 về trí nhớ, William James đã phát biểu: “Kết nối
chính là tư duy”. Và chúng ta có thể thêm rằng: “Kết nối chính là bản thân”.
“TÔI DỰ ĐOÁN lịch sử của tương lai”, Walt Whitman đã viết như vậy ở
một trong những đoạn thơ mở đầu tập thơ Leaves of Grass (Lá cỏ). Từ lâu
ta biết rằng nền văn hóa nơi một người lớn lên ảnh hưởng tới nội dung và
đặc điểm bộ nhớ của người đó. Chẳng hạn, những người sinh ra trong một
xã hội coi trọng thành tích cá nhân như Mỹ thường có thể nhớ những sự
kiện xảy ra thời trẻ tốt hơn những người sinh ra trong một xã hội nhấn
mạnh thành tích tập thể như Hàn Quốc.
[385]
Đúng như trực giác của
Whitman, hiện các nhà tâm lý học và nhânchủng học tìm ra rằng ảnh hưởng
đến từ cả hai phía. Bộ nhớ cá nhân hình thành và duy trì “bộ nhớ tập thể”
làm nền tảng cho nền văn hóa. Theo nhà nhân chủng học Pascal Boyer,
những thứ lưu giữ trong tâm trí của cá nhân - các sự kiện, khái niệm, kỹ
năng - không chỉ “thể hiện cá tính” tạo nên bản thân họ. Đó còn là “mấu
chốt của quá trình lưu truyền văn hóa”.
[386]
và dự báo lịch sử của tương lai. Văn hóa được duy trì trong các khớp thần
kinh của chúng ta.
Việc chuyển bộ nhớ sang các cơ sở dữ liệu bên ngoài không chỉ đe dọa
chiều sâu và đặc tính của bản thân. Nó còn đe dọa cả chiều sâu và đặc tính
của nền văn hóa chúng ta cùng nhau chia sẻ. Trong một bài viết gần đây,
nhà biên kịch Richard Foreman hùng hồn mô tả những điều đang bị đe dọa.
Ông viết: “Tôi đến từ truyền thống của văn hóa phương Tây mà ở đó lý
tưởng (lý tưởng của tôi) là một cấu trúc phức tạp, đậm đặc và “mang hơi
hướng nhà thờ” của phong cách diễn đạt lưu loát và học thức cao - một
người đàn ông hoặc phụ nữ mang trong mình một phiên bản cá nhân độc
nhất của toàn bộ di sản phương Tây”. Tuy nhiên hiện nay, ông tiếp tục, “tôi
thấy trong bản thân chúng ta (bao gồm cả bản thân tôi) là sự thay thế của
một phong cách mới - phát triển dưới sức ép của sự quá tải thông tin và
công nghệ của những thứ “có sẵn trong chớp mắt”“. Foreman kết luận rằng