mềm đang viết ra.Thậm chí nếu chúng ta không để ý tới lời nói của
Weizenbaum thì chúng ta cũng nợ chính bản thân mình việc phải xem xét kỹ
những lời nói đó, chú ý tới những thứ chúng ta có thể đánh mất.Sẽ thật đáng
buồn biết bao cho việc nuôi dưỡng trí tuệ của con em chúng ta nếu chúng ta
chấp nhận không nghi ngờ ý tưởng rằng “các yếu tố con người” đã lỗi thời
và có thể bỏ qua.
Câu chuyện về Edexcel một lần nữa khuấy động ký ức của tôi về cái cảnh
phim cuối của 2001.Cảnh đó đã ám ảnh tôi kể từ lần đầu tiên xem phim lúc
tuổi thiếu niên vào những năm 1970. Điều khiến cảnh phim đó sâu sắc và
cũng kỳ lạ là phản ứng cảm xúc của máy tính trước sự tách rời tâm trí: sự
tuyệt vọng sau khi một mạch đi vào bóng tối, sự cầu xin trẻ con với phi hành
gia - “Tôi có thể cảm nhận được điều đó. Tôi có thể cảm nhận được điều đó.
Tôi sợ lắm” - và cuối cùng là trở lại trạng thái trong sáng. Việc bộc lộ cảm
xúc của HAL trái ngược với sự vô cảm đặc trưng của các nhân vật con người
trong phim, những người thực hiện công việc bằng hiệu quả của người máy.
Suy nghĩ và hành động của họ như thể được lập trình sẵn và tuân theo các
bước của một thuật toán. Trong thế giới của 2001, con người trở nên giống
một cái máy tới mức đối tượng mang tính con người nhiều nhất hóa ra lại là
máy móc. Đó là bản chất lời tiên tri đen tối của Kubrick: khi chúng ta dựa
vào máy tính làm trung gian cho sự hiểu biết về thế giới thì trí thông minh
của chúng ta đã trở thành trí tuệ giả tạo.
HẾT