Lời kết: YẾU TỐ CON NGƯỜI
Khi viết xong cuốn sách này vào cuối năm 2009, tôi đọc được một câu
chuyện nhỏ trên báo chí. Edexcel, công ty khảo thí giáo dục lớn nhất tại
Anh, thông báo giới thiệu “hệ thống chấm bài luận tự động, dựa trên trí tuệ
nhân tạo”. Hệ thống máy tính chấm điểm này sẽ “đọc và đánh giá” các bài
luận của sinh viên Anh trong một bài kiểm tra khả năng ngôn ngữ được sử
dụng rộng rãi tại đây. Theo một báo cáo trên Times Education Supplement,
phát ngôn viên của Edexcel, công ty con thuộc tập đoàn truyền thông
Pearson, giải thích rằng hệ thống “mang tới tính chính xác của giám khảo
con người nhưng loại bỏ được các yếu tố con người như mệt mỏi hoặc chủ
qưan”. Một chuyên gia khảo thí trả lời tờ báo rằng hệ thống máy tính đánh
giá bài luận sẽ trở thành trụ cột của ngành giáo dục trong tương lai: “Điều
chưa chắc chắn bây giờ là “bao giờ” chứ không phải “nếu””.
[432]
Tôi tự hỏi làm thế nào phần mềm Edexcel có thể phân biệt được những sinh
viên hiếm hoi có thể phá vỡ các quy tắc viết thông thường, không phải vì
thiếu năng lực mà vì họ có tài năng đặc biệt? Tôi biết câu trả lời: phần mềm
đó không thể. Như Joseph Weizenbaum đã chỉ ra, máy tính tuân theo các quy
tắc chứ không đánh giá. Thay cho tính chủ quan, chúng mang tới các công
thức. Câu chuyện tiết lộ về quan điểm của nhà tiên tri Weizenbaum khi nhiều
thập kỷ trước, ông cảnh báo rằng khi chúng ta quen hơn và phụ thuộc hơn
vào máy tính, chúng ta dễ dàng tin tưởng giao cho chúng “những nhiệm vụ
đòi hỏi trí thông minh”. Và khi đã làm vậy thì không có đường quay lại.Phần
mềm sẽ trở thành một phần không thể thiếu cho những nhiệm vụ này.
Rất khó cưỡng lại cám dỗ của công nghệ và trong thời đại thông tin chớp
nhoáng, lợi ích của tốc độ và hiệu quả rất đáng mơ ước, không có gì phải
bàn cãi về điều đó. Tuy nhiên tôi vẫn tiếp tục hy vọng chúng ta sẽ không nhẹ
nhàng bước vào tương lai mà các kỹ sư máy tính và kỹ sư lập trình phần